[NGHỀ CỦA TÔI] Vui buồn nghề tiếp thị bia

31/05/2015 12:47 PM | Nghề nghiệp

Nhiệm vụ của tôi là đến các quán nhậu, nhà hàng, quán ăn được tổ trưởng phân công sẵn vào mỗi 4 giờ chiều để mời khách dùng sản phẩm bia của công ty mình, đến 9 giờ tối thì hết ca.

Cuộc thi viết "NGHỀ CỦA TÔI" đang ở giai đoạn nước rút. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều bài dự thi của các tác giả từ khắp nơi gửi về.

Hôm nay chúng tôi xin gửi đến quý độc giả Bài dự thi "Vui buồn nghề tiếp thị bia" của tác giả Hải Dương. Mời quý độc giả đón đọc.


Tôi là một sinh viên đại học. Cuộc sống vốn ngày ngày lên giảng đường nghe giảng rồi về nhà cơm nước, áo quần, bài vở với căn gác trọ cũ. Những tưởng cái lối mòn như xưa giờ vẫn thế, riết rồi quen như "người ta đi mãi thì thành đường thôi" sẽ theo tôi đến hết quãng đời sinh viên.

Nhưng cuộc sống chốn thị thành như một guồng quay vội vã vô tình đã cuốn tôi theo một nhịp điệu mới. Như bao nhiêu sinh viên xa nhà khác, tôi đi làm thêm.

Từ một đưa học sinh tỉnh lẻ "trong bếp trấu lăn ra", tôi đi làm tiếp thị; mà nói rõ ràng hơn một chút tôi là một nhân viên tiếp thị bia.

Thiên nhiên ưu ái cho quê hương tôi với biển xanh, cát trắng, nắng vàng và một nguồn hải sản phong phú. Theo đó, các dịch vụ xung quanh nguồn tài nguyên này cũng nở rộ, trong đó có công việc của tôi.

Nhiệm vụ của tôi là đến các quán nhậu, nhà hàng, quán ăn được tổ trưởng phân công sẵn vào mỗi 4 giờ chiều để mời khách dùng sản phẩm bia của công ty mình, đến 9 giờ tối thì hết ca.

Mỗi tuần tôi có một ngày nghỉ (thường là vào chủ nhật) và lương thì có lương cơ bản theo hợp đồng và hoa hồng sản lượng bán. Đám bạn ganh tỵ với tôi về mức lương này nhưng làm việc gì cũng có cái giá của nó cả thôi ; cái họ nhìn thấy chỉ là vỏ ngoài - một công việc nhẹ, lương cao chứ họ không nhìn thấy cái nhọc nhằn bên trong nó.

Công việc này đòi hỏi kỹ năng mềm rất cao để làm sao thuyết phục khách hàng dùng sản phẩm của mình vì cứ mỗi đơn vị quán cũng có nhân viên tiếp thị của rất nhiều công ty đối thủ cộng thêm đội "bay" hỗ trợ bán hàng; việc giành khách, ma cũ bắt nạt ma mới, xích mích với nhau... trở thành chuyện cơm bữa. Những con người trước giờ không quen nhau nhưng lại gặp nhau trong những hoàn cảnh trớ trêu như vậy, rồi ghét nhau, hiềm khích nhau từ những chuyện nhỏ nhặt nhất.

Thời gian làm việc có 5 tiếng đồng hồ mà có lúc tưởng như phải làm công việc của cả 5 ngày, có lúc lại chẳng phải làm gì cả. Cái đó nếu diễn tả bằng từ ngữ thì chúng tôi gọi là "hên xui". Nếu ai "hên" được phân công ở quán có sản lượng bán cao, chủ quán dễ tính thì lương tháng không phải lo. Ngược lại, nếu "xui" thì phải vừa làm việc của mình, vừa kiêm luôn việc quán.

Như một luật ngầm bất thành văn, nhiều chỗ không thuê nhân viên phục vụ, chỉ chờ công ty bia phân công nhân viên tiếp thị tới là tha hồ sai việc vặt, từ  phục vụ bàn đến rửa ly, lau sàn, thậm chí là chăm con, nấu cơm, dọn nhà cho chủ quán nữa. Nếu "chống đối" ngay lập tức họ sẽ gọi đến cấp trên của chúng tôi và phàn nàn về cách làm việc và một đống lý do để nhân viên bị phạt. Cứ một lần như thế thì chúng tôi phải viết một bản kiểm điểm và chịu trách phạt, cứ hai bản kiểm điểm thì bị đuổi việc. Thường thì 10 người chỉ có khoảng 3 người là may mắn trúng chữ "hên" đó thôi, còn lại thì....

Môi trường làm việc đã căng thẳng còn chịu áp lực từ khách hàng, làm ở đây, tôi tiếp xúc với rất nhiều loại người, thuộc rất nhiều tầng lớp xã hội. Đa phần khách nhậu là nam giới, có men bia rượu vào thì việc nhiều khách nói lời khó nghe, xúc phạm hay có những hành động khiếm nhã,... là điều khó tránh khỏi. Như vậy đó nhưng khách say còn có thể tránh chứ khách còn tỉnh còn khó "đối phó" hơn. Rất nhiều người có định kiến không tốt với nghề tiếp thị bia, họ chỉ chỏ, châm biếm,đưa chúng tôi ra làm trò cười để tiêu khiển và nhìn chúng tôi không bằng nửa con mắt khinh thường nữa.

Nói qua cũng phải nói lại, không phải ai cũng như vậy, tất nhiên cũng có nhiều khách rất lịch sự, rất thông cảm và tôn trọng chúng tôi. Vấn đề là tự mỗi nhân viên tiếp thị sẽ có cách ứng xử riêng trong những tình huống phát sinh trong quá trình làm việc sao cho đẹp lòng khách mà bản thân cũng không thiệt hại gì mà thôi.

Một tuần làm việc sẽ có một buổi họp báo cáo cố định ở chi nhánh công ty. Lại thêm cái áp lực về sản lượng khoán, các sếp lớn trên cao nhìn xuống hầu như  họp lần nào cũng chỉ có khiển trách, nhắc nhở chứ chẳng thấy khen thưởng bao giờ.

Áp lực lớn,  đa số mọi người lại nhìn cái nghề của tôi bằng cái nhìn không mấy thiện cảm, có lúc chịu oan, khóc hết nước mắt rồi  cũng phải "ngậm bồ hòn làm ngọt", lắm khi mệt mỏi, chán nản chỉ muốn nghỉ. Nhưng rồi cũng tự động viên mình cố gắng, ngày trước tôi cố gắng chỉ vì để giữ công việc để trang trải cho cuộc sống chứ không vì một niềm đam mê nào cả. Vâng và mục đích cũng chỉ có vậy, chỉ là để có thu nhập lo "cơm, áo, gạo, tiền", hằng tháng đóng tiền trọ, rồi giáo trình, sách vở, điện nước, sinh nhật bạn bè,... Ôi thôi hơn một nghìn thứ tiền.

Sau hai ngày học nghiệp vụ (vào làm hai tháng thì công ty tổ chức học nghiệp vụ cho nhân viên cả tỉnh) đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ đó của tôi. Tôi được tiếp xúc, làm quen với các anh, chị đồng nghiệp trên địa bàn cả tỉnh, được nghe những chia sẻ, trải nghiệm về công việc, về những khó khăn, những cái khó và cả những niềm vui trong nghề. Tham gia khóa đào tạo ngắn hạn này đã giúp tôi vỡ ra nhiều điều mới giúp cuộc sống xung quanh tôi thú vị hơn. Những thứ kiến thứ về bán hàng, giới thiệu sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm,... tưởng chừng chỉ nằm trên lý thuyết thì giờ đây tất cả đều được ứng dụng linh hoạt trên chính công việc hằng ngày của tôi.

Lần đầu tiên sau hai tháng đi làm tôi thực sự yêu thích công việc mình đang làm, chính nghề này đã dạy cho tôi kỹ năng sồng, kĩ năng ứng xử, cho tôi nhiều bài học kinh nghiệm và rèn luyện tôi cách kinh doanh, làm giàu trong tương lai.

Mọi người đều tự hào và có quyền tự hào về nghề nghiệp của mình bởi chỉ có con người tự làm xấu mình chứ không có công việc nào xấu.

"Nghề nào thì nghiệp đó", ai đi làm mà chưa từng trải qua áp lực căng thẳng, có người còn nhiều hơn tôi nhưng cái chính là tôi đã và đang từng ngày cố gắng vì niềm yêu thích của mình. Nghề tiếp thị nói chung và tiếp thị bia chúng tôi nói riêng cũng như bao cái nghề khác, cũng là nghề phục vụ khách hàng - những người thực sự trả lương cho chúng ta.

Tôi không còn sợ định kiến không tốt về nghề của mình nữa, nếu giờ có ai hỏi tôi sẽ tự tin nói với họ về công việc của tôi. Tuy hiện nay, thời gian học không cho phép tôi tiếp tục gắn bó với công việc mà tôi đã làm hơn một năm nhưng tôi vẫn tự hào là tôi có kinh nghiệm bán hàng, tự tin vào tấm bằng kĩ năng của mình - tấm bằng mà chính thực tiễn nghề nghiệp đã dạy và cấp cho tôi. Tôi yêu thích nghề của mình : nhân viên bán hàng - nhân viên tiếp thị - nhân viên tiếp thị bia.

Hải Dương

>> Các bài dự thi khác:

Nghề SEO: Thức trắng bao đêm để đưa website lên top đầu

Bác sĩ khoa tâm thần: Âm thanh vui vẻ từ những câu hát vu vơ của bệnh nhân

Vận động viên: Đằng sau tấm huy chương là nước mắt bội bạc

Giáo viên đặc biệt: Tình yêu với những đứa trẻ khuyết tật

Tâm sự của một nhân viên bán hàng đa cấp

Nghề phu đường: Ăn suất cơm hộp nhớ mâm cơm nhà

Nghề đòi nợ: Chớ đẩy con nợ vào đường cùng

Tôi đã bỏ qua con đường vào đại học như thế nào?

Lương y như từ mẫu - Nghề tôi đã chọn

Cho thuê sách - Yêu nghề theo cách của riêng tôi

Nghề cầm bút - Không phải việc gì cũng bắt đầu từ ước mơ

Chúng tôi mang những bí mật "sống để bụng, chết mang theo"

Tôi khoác trên mình màu xanh áo lính

Dưới lòng phố những tên lính ẩn mình


Mời các bạn tiếp tục chia sẻ câu chuyện của mình và gửi các bài dự thi cuộc thi viết "NGHỀ CỦA TÔI" đến 2 địa chỉ: Ms Kỳ Anh - anhnguyenthiky@vccorp.vn và Mr Quốc Dũng - dungtranquoc@vccorp.vn

Tiêu đề email ghi theo cú pháp: Chuyện nghề_Tên bài dự thi_Họ tên

Ví dụ: Chuyện nghề_Nghề Biên Tập_Nguyễn Quỳnh Trâm

Một người có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi. Người dự thi phải cung cấp đầy đủ thông tin theo mẫu sau:

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG

01 giải “Tác phẩm xuất sắc nhất” do Ban tổ chức bình chọn, trị giá 4 triệu VNĐ tiền mặt.

01 giải “Tác phẩm được bạn đọc yêu thích nhất” do bạn đọc bình chọn: Tác phẩm được mọi người Like và Share nhiều nhất (Thông qua các mạng xã hội Facebook, G+). Trị giá 4 triệu VND tiền mặt.

10 giải khuyến khích, trong đó có 5 giải do BBT bình chọn, 5 giải có số lượng like/share cao. Mỗi giải 1 triệu đồng.

Ngoài ra, các tác giả đạt giải cũng sẽ được tặng kèm một phần quà ý nghĩa của ban tổ chức.

Những bài viết hay nhưng không nằm trong danh sách đoạt giải sẽ được chọn đăng trên báo điện tử Trí thức trẻ và CafeBiz, tác giả được trả nhuận bút theo khung nhuận bút của tòa soạn.

Cùng chuyên mục
XEM