Mất 90 triệu để cho thôi việc 1 công chức

07/02/2014 16:11 PM | Nghề nghiệp

Tổng kinh phí dự kiến để 'xử lý' 100.000 công chức là khoảng 8.000 tỷ đồng.

Năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định 132/2007/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế (có hiệu lực từ 5/9/2007-1/1/2012). Sau hơn 5 năm triển khai, nghị định này đã đạt được nhiều kết quả khả quan như tinh giản được 67.449 biên chế trong đó có hơn 61.000 người hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi (hơn 90,4%), gần 6.300 người hưởng chính sách thôi việc ngày (gần 9,6%). 

Tuy giảm được lượng biên chế không nhỏ nhưng nghị định này vẫn còn nhiều hạn chế như chưa thực sự giảm được người cần giảm, tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu biên chế trong một số cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn chưa được khắc phục. Cơ cấu tính giản không cân đối, không đồng đều giữa các ngành và lĩnh vực, việc chi trả chế độ, chính sách còn chậm, đối tượng tinh giản biên chế còn hạn chế.

Một trong những nguyên nhân được báo Dân trí nêu ra là cán bộ, công chức ở Bộ, ngành, địa phương ngại va chạm, muốn giữ ổn định tổ chức của cơ quan cho đỡ phức tạp.

Trước tình hình trên, mới đây Bộ Nội vụ đã có Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định về chính sách tinh gairn biên chế. Theo Bộ Nội vụ, “Đề án tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức” dự kiến trong 6 năm (2014-2020) với số lượng tinh giản khoảng 100.000 biên chế với kinh phí hết khoảng 8.000 tỷ đồng. Trong đó 80% giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, 20% còn lại là giải quyết thôi việc.

Dự thảo có nhiều điểm chú ý như Bổ sung quy định về giải thích từ ngữ đối với cụm từ “tinh giản biên chế” hay bổ sung nhiều trường hợp tinh giản, quy định rõ 2 loại chế độ chính sách về hưu trước tuổi, thời điểm các cơ quan, tổ chức phải giải quyết tinh giản biên chế,…

Bộ Nội vụ cũng dự kiến kinh phí bình quân 1 người nghỉ hưu trước tuổi là 75 triệu đồng, 1 người thôi việc là 90 triệu đồng.

thuyntt

Cùng chuyên mục
XEM