Vì sao nhiều chuyên gia, học giả 'trên thông thiên văn, dưới tường địa lý' vẫn phải đi làm thuê cho người giàu?

23/02/2017 10:31 AM | Xã hội

Đây là thắc mắc của rất nhiều người và câu chuyện dưới đây (được trích trong cuốn Bí mật người Do Thái dạy còn làm giàu” sẽ giải đáp cho chúng ta biết điều đó.

Người Do Thái có câu nói thế này: “Người có tri thức, không có trí tuệ chẳng khác nào con lừa cõng nhiều sách vở”. Vì thế mà họ lúc nào cũng xem trí tuệ là cái quý nhất của mỗi người. Những gì chúng ta học được từ nhà trường, nếu không vận dụng vào thực tiễn thì đó là trí tuệ chết.

Vậy trí tuệ là gì?

Hiểu đơn giản, trí tuệ là quá trình tư duy, phân tích, nhận định và sáng tạo. Mục đích của việc học là đem lại trí tuệ. Hay có thể nói, trí tuệ là mục đích cao nhất của việc học.

Nếu con người chỉ học mà không mang kiến thức đó đem tư duy phân tích, nhận định và đưa vào cuộc sống thì sẽ hoang phí. Người có trí tuệ chắc chắn có tri thức, nhưng người có tri thức chưa chắc đã có trí tuệ.

Câu chuyện của người Do Thái dưới đây sẽ cho chúng ta hiểu hơn về giá trị của trí tuệ thực sự:

"Giáo sư A hỏi giáo sư B:

- Trí tuệ và tiền tài, cái nào quan trọng hơn?

- Dĩ nhiên là trí tuệ quan trọng hơn tiền tài rồi.

- Đã thế sao học giả, chuyên gia tư vấn có chuyên môn giỏi lại phải làm việc cho các thương gia, đại gia giàu có? Mà các đại gia, thương gia không làm việc cho các học giả, chuyên gia đó chứ?

- Đơn giản thôi. Học giả và các chuyên gia biết giá trị của đồng tiền, còn các đại gia, thương gia không biết tầm quan trọng của trí tuệ".

Vì sao nhiều chuyên gia, học giả trên thông thiên văn, dưới tường địa lý vẫn phải đi làm thuê cho người giàu? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Xét về mặt nào đó, câu trả lời của giáo sư B rất có lý: Học giả và các chuyên gia biết giá trị của đồng tiền thì mới làm việc cho người giàu có.

Nhưng nếu chúng ta tìm hiểu sâu hơn, bạn sẽ thấy được rằng, nếu học giả và các chuyên gia biết giá trị của đồng tiền (của cải giàu sang) vậy sao không dùng tri thức “trí tuệ” để có được tiền, mà lại đi làm thuê cho đại gia, thương gia?

Rõ ràng, học giả và các chuyên gia không hề có trí tuệ thực sự. Thứ mà họ có chỉ là cả khối tri thức. Dù họ biết được giá trị của đồng tiền nhưng lại không thể điều khiển được đồng tiền, hoặc không thể khiến đồng tiền phục vụ mình.

Ngược lại, người giàu dù không học rộng hiểu cao nhưng họ lại có kinh nghiệm thực tiễn và có khả năng biến đồng tiền thành nô lệ phục vụ cho mình. Bản lĩnh này của người giàu mới là trí tuệ thực sự.

Từ một câu chuyện như vậy chúng ta mới hiểu ra một đạo lý rất đơn giản: Tiền tài là thước đo của trí tuệ. Nghĩa là đồng tiền linh động quan trọng hơn thứ trí tuệ không thể tạo ra tiền. Và cao hơn nữa, trí tuệ tạo ra tiền quan trọng hơn sự giàu sang đơn thuần.

Quan điểm thống nhất biện chứng giữa trí tuệ và đồng tiền trên đã được người Do Thái áp dụng rất hiệu quả. Vì thế, dân tộc này đã dành được ngôi vị “Doanh nhân số một thế giới” từ rất nhiều năm nay.

Quy tắc 2 phút: Vượt qua trì hoãn

Hồng Minh

Cùng chuyên mục
XEM