Vì sao Nhật Bản là nơi khai sinh ra chính sách “lãi suất bằng 0” và “nới lỏng định lượng” nhưng lại gặp cảnh trì trệ kéo dài suốt 2 thập kỉ?

21/09/2021 09:49 AM | Kinh doanh

Chuỗi siêu thị Gyomu mở cửa hàng đầu tiên vào năm 2000, sau khi bong bóng bất động sản vỡ năm 1990 do hệ thống ngân hàng gặp khủng hoảng năm 1998. "Thập kỷ mất mát"của Nhật Bản bắt đầu khi Kobe Bussan Co. (chủ sở hữu chuỗi siêu thị Gyomu) đã chứng kiến ​​giá cổ phiếu của mình tăng 40 lần từ năm 2012 đến năm 2020, dưới thời chính quyền Shinzo Abe.

Khai sinh chính sách nhưng trì trệ kéo dài

Cùng với quãng thời gian Gyomu Super mở cửa, chính phủ Nhật Bản đã khởi động một thử nghiệm chính sách tiền tệ táo bạo trong nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế đang bị suy giảm của mình. Nhật Bản đã trở thành nơi khai sinh ra chính sách "lãi suất bằng 0" (được giới thiệu vào năm 1999) và "nới lỏng định lượng" (được đưa ra vào năm 2001).

Hai mươi năm sau, cả hai chính sách này đã trở thành thông lệ tiêu chuẩn của ngân hàng trung ương trên toàn thế giới, nhất là khi thực hiện nỗ lực giảm bớt chi phí kinh tế do đại dịch Covid-19. Thế nhưng, chính sách này cũng làm kinh tế trì trệ ở Nhật Bản.

Nợ công của Nhật Bản vượt quá 260% GDP, cao nhất trong số các nền kinh tế lớn. Sau gần 30 năm vung tiền ồ ạt, nền kinh tế vẫn tăng trưởng thấp với năng suất chậm chạp và tiền lương không tăng. Ngày nay, Nhật Bản có 15,7% dân số sống trong tình trạng "nghèo tương đối", mức cao thứ hai trong Nhóm G-7, sau Hoa Kỳ.

Tình trạng lãi suất thấp kéo dài gây khó khăn cho việc xây dựng lương hưu. Lương hưu tại các tập đoàn Nhật Bản đã giảm trong hai thập kỷ qua. Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản phụ thuộc vào người cao tuổi để thúc đẩy tiêu dùng (50%), chứ không phải các cặp vợ chồng trẻ. Nhiều người già 60-70 tuổi vẫn sống thoải mái về tài chính bằng công việc bán thời gian.

Bài học bơm tiền hai thập kỷ của Nhật Bản : 15,7% dân số vẫn trong tình trạng nghèo tương đối, nợ công 260% GDP, chỉ làm tăng công việc thời vụ, tập đoàn lớn ngày  càng  thắt lưng buộc bụng - Ảnh 1.

Di sản của Abenomics

"Abenomics" (được đưa ra vào năm 2012) là một chính sách kinh tế ủng hộ doanh nghiệp. Chính sách này đảo ngược xu hướng giảm phát của Nhật Bản bằng một chương trình gồm ba mũi nhọn: tăng chi tiêu chính phủ, ngân hàng trung ương mua nợ lớn, các sáng kiến ​​ủng hộ doanh nghiệp như cắt giảm thuế doanh nghiệp và thúc đẩy thương mại tự do.

Từ năm 2012 đến năm 2020, gần 5 triệu việc làm đã được tạo ra, đẩy tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất là 2,2% vào năm 2019 (mức thấp nhất trong 27 năm). Nhưng 3/4 số công việc này là không thường xuyên, ngắn hạn. Rõ ràng, người lao động không thường xuyên dễ bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và COVID-19. Thu nhập của họ thường bằng khoảng 40% so với nhân viên chính thức.

Di sản của Abenomics là khoảng cách ngày càng nới rộng giữa nhân viên văn phòng khá giả và những người bán thời gian. Trong khi chính phủ Nhật Bản tiêu tiền chóng mặt, thì khu vực tư nhân ngày càng tằn tiện hơn. Các nhà tuyển dụng có xu hướng tập trung đầu tư vào những nhân viên tài năng nhất.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng bị tụt hậu về năng suất và số hóa, cơ sở hạ tầng đào tạo cho lao động cá nhân còn hạn chế, mặc dù các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 99% tổng số doanh nghiệp của cả nước, tạo ra 70% việc làm và 50% giá trị gia tăng (theo Bộ Kinh tế, Thương mại & Công nghiệp Nhật Bản).

Tháng 10/2020, Dai-ichi Life Insurance giảm tỷ lệ hoàn vốn đối với các chính sách hưu trí doanh nghiệp từ 1,25% xuống 0,25%. Doanh số các hợp đồng bảo hiểm mới tại Dai-ichi đã giảm khoảng 30% trong tháng 3/2021.

Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở Nhật Bản từng giảm xuống mức thấp nhất là -0,3% vào năm 2016 cộng thêm việc chính phủ mua tài sản trên khắp thế giới, làm mất đi kênh đầu tư có lợi cho doanh nghiệp.

Bài học bơm tiền hai thập kỷ của Nhật Bản : 15,7% dân số vẫn trong tình trạng nghèo tương đối, nợ công 260% GDP, chỉ làm tăng công việc thời vụ, tập đoàn lớn ngày  càng  thắt lưng buộc bụng - Ảnh 2.

Liệu các nước có đang đi theo dấu chân Nhật Bản ?

Thời Covid-19, kinh nghiệm của Nhật Bản là hình mẫu cho các chính phủ khác vay nợ để đưa nền kinh tế vượt qua đại dịch.

Hàn Quốc phải đối mặt với những khó khăn tương tự Nhật Bản (tỷ lệ sinh thấp và dân số già). Tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc đã giảm từ trên 4% trong những năm 2000 xuống 2-3% trong những năm 2010. Nỗ lực tăng lương bất chấp năng suất không tăng càng khiến việc làm mất đi, đặc biệt là tại các doanh nghiệp nhỏ.

Mỹ và khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tăng mạnh nợ chính phủ với sự hỗ trợ của ngân hàng trung ương, khiến một số người lo ngại rằng phương Tây đang đi theo dấu chân Nhật Bản.

Tại các nước châu Á đang phát triển, thâm hụt của chính phủ tăng gần gấp đôi lên 9,8% GDP vào năm 2020, trong khi nợ chính phủ tăng lên 65% GDP (dữ liệu từ Ngân hàng Phát triển châu Á).

Hiện tại, các chuyên gia đánh gía "Nhật Bản là một nước ngoại lai đặc biệt là ở châu Á". Bài học điều hành của Nhật Bản dẫn đến những hệ quả điển hình và tranh cãi không ngớt.

Ứng Minh

Cùng chuyên mục
XEM