Vì sao người Phần Lan thường cho trẻ sơ sinh ngủ trong hộp các tông thay vì nôi ?

07/03/2021 09:00 AM | Xã hội

Từ những năm 1930s, hộp quà thai kỳ được gửi đến tất cả trẻ em Phần Lan bất kể em bé xuất thân từ đâu- một khởi đầu bình đẳng trong cuộc sống.

Trong 75 năm qua, những bà mẹ tương lai tại Phần Lan luôn được nhận một hộp quà từ Chính phủ. Nó gồm những phần thiết yếu cho một trẻ sơ sinh như quần áo, tã quấn và đồ chơi, thậm chí hộp quà còn có thể sử dụng như một chiếc giường. Nhiều người cho rằng điều giúp Phần Lan là nước có tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh thấp nhất thế giới.

Đây là món quà từ Chính phủ gửi tới tất cả bà mẹ Phần Lan tương lai gồm quần áo, một túi ngủ, sữa tắm cho em bé cũng như tã lót được đựng trong 1 chiếc hộp có đệm nhỏ. Với nệm ở phía dưới đấy, các hộp này sẽ trở thành chiếc giường đầu tiên của các bé. Rất nhiều trẻ em, từ mọi thành phần xã hội, có những giấc ngủ đầu tiên trong chiếc hộp bìa cứng an toàn này.

 Vì sao người Phần Lan thường cho trẻ sơ sinh ngủ trong hộp các tông thay vì nôi ?  - Ảnh 1.

Bà mẹ này đang chỉ cho con hộp quà và các món đồ chơi được gửi đến cho em bé.

Các bà mẹ có thể lựa chọn giữa việc dùng hộp quà này hoặc một khoản trợ cấp tiền mặt hiện khoảng 140 euro, nhưng 95% họ lựa chọn quà tặng này như ý nghĩa và giá trị của nó mang lại.

Chương trình này được bắt đầu được định hình từ 1938 và bắt đầu chỉ áp dụng cho những gia đình có thu nhập thấp nhưng được thay đổi từ năm 1949.

"Chính phủ không chỉ gửi tới tất cả các bà mẹ hộp quà thai sản hay tiền trợ cấp mà theo luật quy định mới lúc này họ sẽ được thăm khám bởi bác sỹ hoặc phòng khám sản trước tháng thứ 4 thai kỳ.” Heidi Liesivesi, một người làm việc tại Kela - Viện Bảo hiểm xã hội Phần Lan cho biết.

Vì vậy, hộp quà này cung cấp cho các bà mẹ những gì họ cần để chăm sóc con cũng như giúp họ đến với đội ngũ bác sỹ, y tá của nền phúc lợi còn non trẻ của Phần Lan lúc này.

Trong những năm 1930s, Phần Lan là một nước nghèo và tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh là rất cao: 65 trên 1000 trẻ em tử vong. Nhưng con số được cải thiện nhanh chóng trong thập kỷ tiếp theo.

Mika Gissler, một giáo sư tại Viện Quốc gia về y tế và phúc lợi Helsinki, chỉ ra một vài lý do gồm: các hộp thai sản và chăm sóc trước khi sinh đối với tất cả phụ nữ trong những năm 1940s, tiếp theo là giai đoạn 1960s với hệ thống bảo hiểm y tế quốc gia cùng mạng lưới các bệnh viện trung tâm đã cải thiện đáng kể tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh.

"Nó rất đáng yêu và thú vị và như một lời hứa đầu tiên của Chính phủ đối với em bé,” cô nói. "Mẹ tôi, những người bạn và người thân đều mong muốn nhìn thấy thứ gì bên trong cũng như màu sắc mà họ lựa chọn cho năm đó.”

Một bà mẹ trẻ khác ở độ tuổi 23 cũng chia sẻ cảm giác phấn khích như mẹ cô đã từng trải qua, khi cô đã sở hữu món quà đầu tiên đối với con mình.

"Thật dễ dàng để biết em bé được sinh ra vào năm nào, bởi vì quần áo trong hộp mỗi năm một khác nhau và rất thú vị khi so sánh và nghĩ về nó.", Titta Vayrynen một bà mẹ 35 tuổi cho biết.

Đối với nhiều gia đình, những vật dụng trong hộp quà giúp họ phần nào vơi đi gánh nặng khi phải tự mua sắm với mức giá bên ngoài.

"Có một bài cáo gần đây nói rằng bà mẹ Phần Lan là người hạnh phúc nhất trên thế giới, và hộp quà thai sản là điều ghi dấu ấn trí của tôi. Chúng tôi đang thực hiện rất tốt việc chăm sóc, thậm chí bây giờ khi một số dịch vụ công cộng đã được cắt giảm xuống một chút", bà nói.

Cũng có một số bà mẹ chọn việc nhận tiền mặt trợ cấp thay vì hộp quà vì có thể tái sử dụng quần áo từ con đầu cho bé thứ hai.

 Vì sao người Phần Lan thường cho trẻ sơ sinh ngủ trong hộp các tông thay vì nôi ?  - Ảnh 2.

Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở Phần Lan

Những món đồ trong hộp quà cũng được thay đổi theo thời gian. Trong suốt những năm 30s và 40s, thường là vải sợi bởi các bà mẹ đã được làm quen với việc may quần áo cho con của họ. Nhưng trong thế chiến thứ II, vải và cotton rất cần thiết với bộ Quốc phòng nên những món quà này được thay thế bằng những tấm giấy lót giường và vải tã. Những năm 1950s, hộp quà thường là quần áo may sẵn, trong những năm 60s, 70s bắt đầu cho xu hướng vải co giãn.

"Những em bé trước đây thường ngủ chung giường với bố mẹ và chiếc hộp này khuyến khích họ dừng thói quen này lại”. Panu Pulma, giáo sư tại Đại học Helsinki cho biết. "Việc xem chiếc hộp như một chiếc giường đồng nghĩa với việc mọi người bắt đầu để những đứa  trẻ của họ ngủ riêng từ lúc mới sinh.”

Cũng có những giai đoạn bình sữa, núm vú giả được gỡ bỏ khỏi danh sách quà tặng để thúc đẩy phụ nữ cho con bú nhiều hơn, giáo sư này bổ sung thêm.

Ông cũng cho biết cuốn sách ảnh đã có tác động tích cực, khuyến khích trẻ em tiếp xúc với sách và một ngày nào đó có thể đọc chúng. Theo Pulma, tất cả những yếu tố trên khiến chiếc hộp trở thành một biểu tượng cho sự bình đẳng, tầm quan trọng của trẻ em.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM