Vì sao làm sếp phải biết lựa thời điểm phê bình nhân viên?

14/12/2020 10:45 AM | Kinh doanh

Phê bình nhân viên cũng là một nghệ thuật, có nhiều cách khác nhau, quan trọng nhất là sử dụng hợp lí ngôn ngữ phê bình.

Gọi cấp dưới đến trao đổi thường là để phê bình. Phê bình cấp dưới là vấn đề khá tế nhị, bất luận là phê bình người khác hay bản thân bị phê bình, đặc biệt trong lúc không hợp lí, sẽ gây lúng túng và mất kiểm soát. Tuy vậy, phê bình cũng là một nghệ thuật, có nhiều cách khác nhau, quan trọng nhất là sử dụng hợp lí ngôn ngữ phê bình.

Một số nhân viên trong công ty đôi khi sẽ để đồ đạc rất lung tung, lúc này, là một người lãnh đạo, nếu bạn dùng giọng điệu bất mãn để nói với nhân viên: "Đừng có để đồ lung tung, có được không?" Như vậy, đối phương sẽ phản ứng: "Tôi muốn đặt ở đâu là việc của tôi,  đừng cậy mình là lãnh đạo thì muốn nói gì thì nói, đây là sự tự do của tôi." 

Đó là bản năng  tự bảo vệ của con người. Nếu là một cách nói khác chắc chắn nó sẽ có hiệu quả hơn. "Ồ, có thể vui lòng đặt nó vào đúng vị trí được không?" Ắt hẳn, nhân viên đó sẽ tự biết ngay lập  tức đặt nó đúng vào vị trí vốn thuộc về nó. Khi đó, vị lãnh đạo này đã biến lời phê bình thành một lời thỉnh cầu, khiến cả hai đều đạt được mục đích, lại không làm tổn hại đến    lòng tự trọng của đối phương. Đó là lí do vì sao người phê bình cần phải biết cách làm cho người bị phê bình biết chấp nhận sự điều chỉnh đó.

Tiểu Vương đại diện cho công ty trong một cuộc đàm phán. Trên bàn thương lượng, hai bên bất đồng quan điểm và không thể ký kết bất cứ một hợp đồng nào. Khi quá căng thẳng, Tiểu Vương đã buột miệng làm rò rỉ thông tin về giá cả làm cho công ty rơi vào thế bị động trong cuộc đàm phán. Sau sự việc đó, Tiểu Vương tự cảm thấy hối hận, cực kì đau khổ, và thậm chí đã có ý định từ chức để chuộc lại lỗi lầm của bản thân vì đã gây ra tổn thất cho  công ty. 

Vì sao làm sếp phải biết lựa thời điểm phê bình nhân viên? - Ảnh 1.

Lãnh đạo công ty đã gọi Tiểu Vương đến phòng làm việc và nói: "Tôi hiểu tâm  trạng của anh lúc đó, anh đã khiến công ty tổn thất rất nhiều tiền, nhưng không sao, chung quy lại cũng chỉ là chúng ta kiếm tiền. Anh như thế nào, từ trước đến giờ, mọi người ở đây đều hiểu rõ." Nghe được những lời nói của lãnh đạo, Tiểu Vương vô cùng cảm động, trong công việc về sau, anh càng cố gắng cần cù, siêng năng, tận tâm lao lực, vì mục tiêu hoạt động đem lại cho công ty lợi nhuận cao. 

Lãnh đạo công ty đã biến lời phê bình thành lời an ủi, động viên quan trọng tới nhân viên, một mặt chỉ ra lỗi sai, mặt khác lại khẳng định chắc chắn tầm quan trọng của Tiểu Vương bằng cách an ủi. Nếu lãnh đạo công ty chỉ biết phê bình về sai phạm của Tiểu Vương thì chắc chắn sẽ làm mất đi một người tài năng, xuất sắc trong công việc.

Bên cạnh việc phê bình, trong một số trường hợp khác, bạn cũng nên nói chuyện riêng với cấp dưới. Chẳng hạn như khi công việc không hiệu quả; khi bạn muốn nghe ý kiến về một sự việc nào đó; khi bạn cho rằng có thể giúp đỡ nhân viên; khi bạn muốn kiểm tra những việc đã làm; khi bạn muốn kiến nghị về một số việc trong tương lai; khi muốn xác định vấn đề nào đang phát sinh; hay bất kì khi nào bạn cho rằng cần thiết phải có sự trao đổi ý kiến với nhân viên.

Người lãnh đạo trong cuộc đối thoại với nhân viên cấp dưới cũng nên lưu ý tới các tình hình khác để tạo điều kiện cho việc thay đổi, cải tiến công việc. Ví dụ, đối với đoàn thể, nhân viên thấy hài lòng nhất ở điểm gì? Nhân viên có điều gì chán nản với môi trường  xung quanh? Người lãnh đạo trong mắt đoàn thể có gì cần thay đổi? Theo nhân viên, trong đoàn thể ai là người có tài năng nhất, hữu ích nhất và luôn sẵn sàng hợp tác? Phục vụ trong đoàn thể này, mục đích của nhân viên là gì? Tất cả những câu hỏi này sẽ giúp người lãnh đạo là bạn hiểu thấu đáo cũng như nắm được tình hình công ty từ trên xuống dưới.

PV

Cùng chuyên mục
XEM