Vì sao cuộc đối đầu giữa các tỷ phú ở Nga lại là nhân tố quyết định tương lai của ô tô điện?

21/03/2018 19:32 PM | Xã hội

Vladimir Potanin và Oleg Deripaska, hai đối thủ trong cuộc chiến tranh giành Nornickel, có chiến thuật trái ngược hẳn với nhau cho tương lai của công ty này.

Các tỷ phú người Nga đang tranh giành một công ty khí tự nhiên có từ thời Liên Bang Xô Viết. Điều làm cho cuộc chiến nắm quyền kiểm soát ở MMC Norilsk Nickel PJSC (hay còn gọi là Nornickel) trở nên quan trọng hơn so với những cuộc đấu đá khác là ở chỗ nó sẽ ảnh hưởng đến việc khai thác một trong những mỏ niken và coban lớn nhất, vốn được sử dụng trong pin của các loại thiết bị như iPad và xe điện của Tesla.

1. Các bên tham gia là ai?

Vladimir Potanin và Oleg Deripaska, hai đối thủ trong cuộc chiến tranh giành Nornickel, có chiến thuật trái ngược hẳn với nhau cho tương lai của công ty này.

Potanin, CEO của công ty đồng thời là người giàu thứ 2 nước Nga, muốn mở rộng việc làm ăn và phát triển các lớp trầm tích mới để duy trì vị trí của công ty trong ngành. Trong khi đó Deripaska, chủ tịch công ty sản xuất nhôm United Co. Rusal và nắm vị trí số 16 trong số những người giàu nhất ở Nga, muốn sử dụng lợi nhuận để tối đa hóa cổ tức cho các cổ đông. Nhờ thế ông sẽ trả được các khoản nợ của mình ở Rusal. Potanin sở hữu 30,5% cổ phần Nornickel, và Rusal có 27,8%.

Vì sao cuộc đối đầu giữa các tỷ phú ở Nga lại là nhân tố quyết định tương lai của ô tô điện? - Ảnh 1.

Vladimir Potanin

2. Tại sao chuyện này lại quan trọng?

Kết quả của cuộc tranh giành này sẽ tạo ra sự khác biệt rất lớn trong nguồn cung của các kim loại đang được thèm muốn này. Nornickel là công ty sản xuất niken lớn thứ 2 thế giới và lớn thứ 5 thế giới về coban. Giá của cả 2 kim loại này đều tăng vọt trong 2 năm gần đây, một phần là do nhu cầu tăng lên trong quá trình sản xuất pin cho xe điện, các thiết bị điện tử và các thiết bị trữ điện tạo ra từ gió và ánh nắng mặt trời.

3. Chuyện này bắt đầu ra sao?

Tất cả bắt đầu khoảng 10 năm trước khi Rusal của Depripaska mua cổ phần ở Nornickel. Lúc đó giá nhôm sụt giảm mạnh khiến Rusal không thể trả lãi cho khoản nợ mình vay để mua cổ phần. Khi đã vật lộn để tồn tại sau khi tái cấu trúc nợ năm 2009, Potanin đẩy mạnh việc mua lại cổ phần ở Nornickel, khiến Rusal mất đi nguồn thu từ cổ tức. Cả hai bên cũng đấu tranh để giành quyền kiểm soát công ty.

 Rốt cuộc, thỏa thuận đình chiến diễn ra vào năm 2012 với sự can thiệp của tổng thống Nga Vladimir Putin và một phần cổ phiếu của Nornickel được bán cho một tỷ phú khác là Roman Abramovich (hiện nắm khoảng 6%). Điều đó có nghĩa là cả Depriska và Potanin đều không thể toàn quyền chi phối công ty này.

4. Tại sao bây giờ cuộc chiến lại bùng nổ?

Thời gian đình chiến đã kết thúc vào tháng 12 vừa qua, và Abramovich dự định bán một phần cổ phiếu của mình ở Nornickel. Interros Holding Co. của Potanin muốn mua nhưng Rusal đã phản đối thương vụ này, nói rằng nó sẽ làm khuấy động sự cân bằng lợi ích vốn giữ cho các mối quan hệ ổn định trong 5 năm qua. Deripaska đồng ý để Abramovich bán cổ phần cho Potanin, miễn là thương vụ này có thể bị đảo ngược nếu một thẩm phán ở một phiên tòa sắp tới nhận thấy giao dịch này bị cấm bởi một thỏa thuận cổ đông hiện có.

5. Điều gì sẽ diễn ra tiếp theo?

Thương vụ này có được cho phép hay không sẽ được phán quyết tại phiên tòa vào ngày 14/05 tới. Rất có khả năng họ sẽ tổ chức một cuộc đấu giá trực tiếp, trong đó Deripaska và Potanin sẽ đề nghị mua lại cổ phần của người kia ở mức giá cao hơn so với thị trường, và người thua cuộc buộc phải đồng ý bán. Đây có thể là một chiến lược đầy rủi ro và tốn rất nhiều tiền của cho cả 2 bên.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM