Uống nước thế này sẽ hại thận, biết sớm cũng chưa muộn

03/04/2023 13:30 PM | Sống

Trên toàn cầu, cứ 10 người thì có 1 người mắc bệnh thận mãn tính. Con số này vẫn đang tăng lên, nguyên nhân thì rất nhiều, thói quen uống nước không tốt cũng là một trong những nguyên nhân.

Cơ thể con người có 70% là nước, các vitamin và khoáng chất trong thực phẩm phải được hòa tan trong nước trước khi chúng được vận chuyển trong máu đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Nước cũng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, loại bỏ chất thải và hoạt động như một chất bôi trơn trong khớp.

Người xưa cũng nói "Thuốc không bằng đồ ăn, đồ ăn không bằng nước uống", nước là "vua" của mọi loại thuốc, trong cuốn "Diệu liệu toàn thư" trong y học Trung Quốc, vị thuốc đầu tiên được giới thiệu chính là nước. Tuy nhiên, uống nước sai cách không những không có lợi cho sức khỏe mà còn gây hại, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến thận.

Dưới đây là 3 thói quen uống nước xấu gây hại thận, bạn nên tránh càng sớm càng tốt.

photo-1

Ảnh minh họa: Pinterest

3 cách uống nước hại thận

1. Chỉ uống nước khi khát

Khi chúng ta khát tức là lượng nước trong cơ thể đã mất đi 1% so với trọng lượng cơ thể, các chức năng trong cơ thể bắt đầu bị ảnh hưởng, nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ không tốt cho thận.

Bạn nên uống nước vào những thời điểm khác nhau mỗi ngày. Mỗi lần uống một ngụm nhỏ, tránh chờ đến lúc khát mới bắt đầu uống nước một cách dồn dập.

2. Uống các loại đồ uống thay cho nước lọc

Ngày nay, với sự cải thiện của chất lượng cuộc sống, ngày càng nhiều người, đặc biệt là giới trẻ cảm thấy nước lọc có hương vị rất nhạt nhẽo, vô vị. Do đó, họ tìm đến các loại đồ uống khác như nước ngọt để uống thay cho nước lọc.

Tuy nhiên, việc uống đồ uống như nước lọc quanh năm, đường và phốt phát trong đồ uống sẽ dẫn đến mất canxi trong cơ thể con người, và hàm lượng canxi trong nước tiểu sẽ theo đó tăng lên, có thể hình thành sỏi thận, cũng như sẽ có một tác động nhất định đến vi môi trường của thận, gây hại cho thận.

3. Uống trà đặc trong một thời gian dài

Trà quá đậm đặc không tốt cho cơ thể, không chỉ làm đau dạ dày mà còn không tốt cho sức khỏe của thận.

Cụ thể, caffeine có trong trà quá đặc có thể dễ dàng gây ra nhịp tim đập nhanh, có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể, dẫn đến loãng xương.

Ngoài ra, nếu bạn uống trà mạnh trong thời gian dài, vì hàm lượng axit oxalic trong trà lớn có thể làm tăng lượng hấp thụ vào cơ thể khiến bạn dễ dàng bị mắc bệnh sỏi thận hơn. Do đó, hãy chỉ nên uống trà đặc - loãng vừa đủ để cảm nhận vị ngon của trà.

Cách tốt nhất để uống nước là gì?

- 1500~1700ml nước mỗi ngày

Nói chung, một người trưởng thành khỏe mạnh sẽ bài tiết 2500ml nước mỗi ngày thông qua tiểu tiện, hô hấp, đại tiện và bốc hơi qua da.

Ngoài việc lấy khoảng 1000ml nước từ thực phẩm, các khuyến nghị quốc tế cho rằng người trưởng thành nên uống 1500~1700ml nước mỗi ngày, tức là khoảng 200-250ml trong một cốc bình thường, tương đương 7-8 ly nước.

Tuy nhiên, số lượng cốc chỉ mang tính chất tham khảo, điều quan trọng là đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Trong nhiều trường hợp, uống 8 ly chưa chắc đã đủ. Ví dụ, nếu bạn đổ mồ hôi nhiều vào mùa hè hoặc trong môi trường có nhiệt độ cao và khí hậu khô vào mùa thu và mùa đông, hãy uống bao nhiêu cốc tùy thích trước, trong và sau khi tập luyện. Đừng quá quan trọng đến những con số.

Đối với một số bệnh nhân mắc bệnh thận, cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ để kiểm soát lượng nước uống. Vì không thải được ra ngoài sau khi uống sẽ gây phù nề và làm bệnh cao huyết áp trầm trọng hơn.

Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm bể thận cấp, viêm bàng quang… thì việc uống nhiều nước và đi tiểu nhiều rất có lợi cho quá trình hồi phục của bệnh.

[EDIT] photo-1

Ảnh minh họa: Pinterest

- Uống thành từng ngụm nước nhỏ

Để uống nước, trước tiên hãy nhấp một ngụm, cho ngấm cả miệng rồi uống tiếp, mỗi lần khoảng 200ml.

Điều này có thể sử dụng cơ chế phản hồi sinh học để giao tiếp với trung tâm khát, để các tế bào cơ thể biết rằng có nước đi vào cơ thể để có thể hấp thụ hoàn toàn.

- Uống nước ấm là tốt nhất

So với nước lạnh, nước ấm nhẹ nhàng hơn đối với cơ thể, ít gây kích ứng hơn và thuận lợi hơn cho việc hấp thụ và sử dụng của cơ thể.

Thời gian biểu hợp lý cho việc uống nước

6:30 - Sau một đêm ngủ, cơ thể sẽ bắt đầu thiếu nước, sau khi ngủ dậy có thể uống một cốc nước nhỏ để thúc đẩy nhu động ruột.

8:30 - Thời gian buổi sáng nói chung là eo hẹp, tâm trạng tương đối căng thẳng, có thể uống một cốc nước để giải tỏa, chống mất nước!

11:00 - Sau khi làm việc cả buổi sáng, lúc này bạn có thể dậy đi lại, nhân tiện uống một cốc nước để bổ sung lượng nước đã mất.

12:50 - Sau bữa trưa nửa tiếng, bạn có thể uống một cốc nước để tăng cường chức năng tiêu hóa của cơ thể!

15:00 - Sau một ngày học tập và làm việc, 15h là khoảng thời gian buồn ngủ, bạn có thể uống một cốc nước cho sảng khoái tinh thần, lấy lại tỉnh táo và tiếp tục học/làm việc nhé!

17:30 - Bạn có thể uống một cốc nước trước khi tan sở để bổ sung nước, đồng thời giải tỏa cơn đói chờ bữa tối đến!

Trước khi đi ngủ từ 1 đến nửa tiếng - bạn có thể uống một ít nước nhưng không quá nhiều để không bị thức giấc thường xuyên vào ban đêm và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Theo Ngọc Minh

Cùng chuyên mục
XEM