Uống nước kiểu này nguy hiểm vô cùng: Nhiều người đã tử vong hoặc nguy kịch!

08/08/2017 10:22 AM | Sống

Uống nước là để bù lại lượng nước đã mất qua mồ hôi, hơi thở và đại tiểu tiện. Tuy nhiên, uống quá nhiều lại dẫn tới nhiễm độc nước, nguy hại cho sức khỏe, thậm chí gây tử vong.

Các tế bào và cơ quan trong cơ thể cần nước để hoạt động bình thường. Bạn phải uống nước để bù lại lượng nước đã mất qua mồ hôi, đại tiểu tiện và hơi thở. Không uống đủ nước gây mệt mỏi, chóng mặt và chuột rút. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước lại dẫn tới ngộ độc nước .

Nhiễm độc nước là gì?

Nhiễm độc nước hay còn gọi là ngộ độc nước, là sự xáo trộn chức năng não do uống quá nhiều nước, làm tăng lượng nước trong máu, pha loãng điện giải, giảm nồng độ natri .

Natri vốn giúp cân bằng lượng chất lỏng giữa môi trường bên ngoài và trong tế bào. Nồng độ natri giảm xuống dưới 135 mmol/L gọi là hạ natri máu.

Khi nồng độ natri giảm, chất lỏng chuyển từ bên ngoài vào bên trong tế bào, làm tế bào sưng lên. Khi tế bào não sưng, nguy hiểm đến tính mạng.

* Ghi nhớ: Nhiễm độc nước là do uống nhiều nước. Nước dư thừa giảm nồng độ natri trong máu và làm cho chất lỏng di chuyển vào bên trong tế bào, gây sưng tế bào.

Nguồn: Slideshare - Đặng Học Lâm, luận văn thạc sĩ y học Trường ĐH Y Hà Nội.

Cơ chế gây hại tới sức khỏe

Nhiễm độc nước gây sưng tế bào. Sưng tế bào não tăng áp lực nội sọ. Áp lực này gây ra các triệu chứng:

- Buồn nôn

- Nôn mửa

- Tăng huyết áp

- Không minh mẫn

- Bệnh lý song thị (nhìn đôi)

- Buồn ngủ

- Khó thở

- Yếu cơ và co cứng

- Mất khả năng cảm nhận của các giác quan.

- Dư thừa chất lỏng trong não dẫn đến phù não, ảnh hưởng đến thân não và rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương.

- Trong trường hợp nặng, nhiễm độc nước có thể gây động kinh, tổn thương não, hôn mê và thậm chí tử vong.

* Ghi nhớ: Uống nhiều nước làm tăng áp lực nội sọ. Điều này có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau và thậm chí gây tử vong.

Nguồn: Website BV Trung ương Quân đội 108.

Nhiều người đã tử vong

Theo một báo cáo, đã ghi nhận trường hợp 17 người lính giảm natri máu do uống nhiều nước. Nồng độ natri máu dao động từ 115 đến 130 mmol/L, trong khi giới hạn bình thường là 135-145 mmol/L.

Ở một trường hợp khác, 3 người lính tử vong vì hạ natri máu và phù não, những người này uống 10-20 lít chỉ trong vài giờ.

Tình trạng ngộ độc nước cũng xảy ra ở các môn thể thao, đặc biệt là thể thao cần sức chịu đựng.

Trong cuộc đua Marathon Boston năm 2002, 13% người tham gia có triệu chứng hạ natri máu. 0,06% trong số đó có nồng độ natri dưới 120 mmol/L. Một số người ngộ độc nước ở sự kiện thể thao này đã tử vong. Ví dụ, một vận động viên chạy bộ đường trường đã qua đời, các kiểm tra cho thấy nồng độ natri thấp hơn 130 mmol/L, tràn dịch và thoát vị não.

Ngộ độc nước thường xuyên xảy ra ở bệnh nhân tâm thần, đặc biệt là tâm thần phân liệt. Đối chứng với kết quả báo cáo, 27 bệnh nhân tâm thần phân liệt đã qua đời, 5 người trong số đó tử vong vì ngộ độc nước.

* Ghi nhớ: Tình trạng ngộ độc nước phổ biến nhất ở những người lính, vận động viên thể thao cần sức chịu đựng và bệnh nhân tâm thần phân liệt. Dựa theo một số báo cáo, các trường hợp tử vong ở những nhóm người trên đều do hạ natri máu.

(Ảnh minh họa)

Uống bao nhiêu nước là nhiều?

Nhiễm độc nước xảy ra khi bạn uống nhiều nước trong một khoảng thời gian ngắn, thận không thể đào thải hết lượng chất lỏng đó ra khỏi cơ thể thông qua đường tiểu.

Các triệu chứng giảm natri máu có thể xảy ra khi bạn uống 3-4 lít trong một khoảng thời gian ngắn.

Thận lọc 20-28 lít nước mỗi ngày, nhưng không thể lọc được 0.8-1.0 lít mỗi giờ. Do đó, để tránh các triệu chứng hạ natri máu, bạn không nên uống nhiều hơn 0.8-1.0 lít nước mỗi giờ.

Ví dụ, kết quả từ một báo cáo cho thấy, người lính có dấu hiệu của ngộ độc nước sau khi tiêu thụ hơn 1,8 lít mỗi giờ.

Một tù nhân nam 22 tuổi, khỏe mạnh sau khi uống 6 lít nước trong 3 giờ, ngộ độc nước và hạ natri máu kéo dài.

Trường hợp bé gái 9 tuổi, sau khi bé uống 3,6 lít trong 1-2 giờ, bị ngộ độc nước.

* Ghi nhớ: Thận có thể đào thải 28 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, chúng không lọc được 1 lít/giờ. Vì vậy, không nên uống nhiều hơn 1 lít nước mỗi giờ.

Lượng nước bạn cần mỗi ngày?

Không có con số cụ thể, mỗi người có nhu cầu về nước khác nhau. Lượng nước cần phụ thuộc trọng lượng cơ thể, hoạt động thể lực và khí hậu.

Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) đưa ra lời khuyên, mỗi ngày nam giới nên bổ sung 3,7 lít, trong phụ nữ là 2,7 lít. Lượng nước này gồm nước từ đồ ăn và thức uống.

Một số người vẫn theo nguyên tắc 8 x 8, uống 8 ly nước, mỗi ly khoảng 8 ounce, tương đương tổng 2 lít nước mỗi ngày. Tuy nhiên, quy tắc này không có căn cứ khoa học.

Một nguyên tắc chung là lắng nghe cơ thể, uống khi khát, duy trì mức độ hydrat hóa trong cơ thể. Các vận động viên, người lớn tuổi và phụ nữ có thai thông thường có thể uống nhiều nước hơn người bình thường.

* Theo Medicalnewstoday

Theo Mai Trần

Cùng chuyên mục
XEM