Ứng dụng thị giác máy tính: Số hóa cho ngành bảo hiểm

19/01/2021 08:00 AM | Công nghệ

Tự động hóa quá trình nhập liệu, nhận dạng và so khớp khuôn mặt bằng công nghệ AI, trích xuất thông tin trực tiếp từ ảnh chụp giấy tờ chỉ trong 2 giây; giải pháp thị giác máy tính CVS Insurtech đang tạo ra làn sóng mới cho cuộc cách mạng chuyển đổi số ngành bảo hiểm.

OCR – Số hóa từ điểm chạm đầu tiên

Công nghệ đang thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành bảo hiểm. Các số liệu nghiên cứu cho thấy Insurtech (công nghệ bảo hiểm) có thể giảm thiểu lượng hồ sơ sai phạm, trục lợi lên tới hơn 90%. Điều này có nghĩa là, Insurtech không chỉ giúp tiết kiệm tiền cho doanh nghiệp vì không phải trả bảo hiểm không chính xác, mà còn khiến việc đầu tư hệ thống nhân sự, nguồn lực chống trục lợi bảo hiểm, kiểm duyệt hồ sơ trở nên không cần thiết.

Tại Việt Nam, cuộc đua chuyển đổi số doanh nghiệp bảo hiểm trong nước và nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động lâu năm ở Việt Nam đang trở nên quyết liệt. CVS Insurtech (giải pháp thị giác máy tính cho ngành bảo hiểm) là một trong những yếu tố mở màn cho cuộc đua đó.

Được xem là một trong những giải pháp AI làm thay đổi ngành bảo hiểm, các doanh nghiệp bảo hiểm đang nhận ra hiệu quả lớn mà CVS Insurtech mang lại cho ngành này, ngay từ điểm chạm đầu tiên - chuẩn hóa thông tin đầu vào, thông qua công nghệ OCR.

Nói một cách đơn giản, OCR là công nghệ nhận dạng kí tự quang học, giúp chuyển đổi ảnh chụp của các loại giấy tờ hoặc chữ viết tay thành các văn bản tài liệu ở dạng file word.

Với hàng nghìn nghiệp vụ bảo hiểm mỗi ngày cùng một lượng lớn dữ liệu đầu vào, việc nhập thủ công thông tin từ giấy tờ tùy thân, bằng lái xe, đăng ký xe, đăng kiểm xe, giấy khai sinh... không chỉ gây lãng phí thời gian, mà còn dễ dẫn đến sai sót và gây ra những sai số trong những nghiệp vụ bảo hiểm về sau.

Ứng dụng thị giác máy tính: Số hóa cho ngành bảo hiểm - Ảnh 1.

Công nghệ OCR tối ưu trải nghiệm khách hàng khi sử dụng các dịch vụ bảo hiểm online

Công nghệ OCR có thể trích xuất trực tiếp từ ảnh chụp tài liệu, giấy tờ với độ chính xác lên tới 96% chỉ trong vòng 2 giây, giúp cho quy trình onboarding khách hàng trở nên nhanh chóng, an toàn, chính xác và mang tới trải nghiệm số hoá hiện đại ngay từ lần đầu tiếp cận doanh nghiệp.

Mặt khác, công nghệ OCR cũng giúp tăng trải nghiệm người dùng khi thực hiện các dịch vụ bảo hiểm online, khách hàng sẽ không phải nhập tay các thông tin cá nhân và trên giấy tờ lên website như trước.

Hỗ trợ quy trình xử lý bảo hiểm và quản lý khách hàng

Bên cạnh việc rút ngắn thời gian nhập liệu, tiết kiệm chi phí vận hành, OCR hỗ trợ đắc lực cho quy trình xử lý bảo hiểm và quản lý khách hàng.

Anh Nguyễn Thiện Sỹ - đồng sáng lập Công ty CP Công nghệ Computer Vision Việt Nam, một startup tiên phong trong công nghệ thị giác máy tính, từng được nhận giải thưởng "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo năm 2020" do Uỷ ban TP. HCM trao tặng, cho biết: "Công nghệ thị giác máy tính đã được áp dụng tại rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thị trường này còn khá mới mẻ. Bên cạnh việc tự động hóa trong xử lý giấy tờ, OCR còn giúp đơn giản hóa quy trình xử lý bảo hiểm.

Ví dụ, một khách hàng gặp tai nạn khi đang lưu thông trên đường, yêu cầu bảo hiểm ô tô hỗ trợ xe cứu nạn. Việc của đại lý bảo hiểm là tìm kiếm hồ sơ khách hàng, đối chiếu thông tin với vụ tai nạn một cách nhanh nhất để "điều" xe cứu hộ hỗ trợ khách hàng. Trong những trường hợp khẩn cấp này, nếu thông tin hồ sơ bảo hiểm không được lưu trữ và quản lý đúng thì việc xử lý sẽ rất khó khăn.

Còn nếu sử dụng OCR trong quy trình xử lý bảo hiểm, toàn bộ thông tin của khách hàng sẽ được số hoá và trích xuất, lưu trữ theo nhu cầu của doanh nghiệp; nhờ vậy có thể tìm kiếm nhanh chóng qua vài thao tác. Đặc biệt, mọi chỉnh sửa trên hồ sơ đều sẽ được đồng hoá trên các thiết bị khác nhờ bộ lưu trữ Cloud".

Ứng dụng thị giác máy tính: Số hóa cho ngành bảo hiểm - Ảnh 2.

"Điều khiến cho sản phẩm OCR của Computer Vision Việt Nam tối ưu so với các sản phẩm khác không chỉ có tốc độ, chính xác, mà còn bởi độ an toàn và bảo mật cực cao. Tất cả dữ liệu được xử lý bên trong trung tâm dữ liệu của khách hàng. Doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát tất cả các dữ liệu đầu vào và đầu ra. 

Việc tùy chỉnh và triển khai các quy trình, hệ thống đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn nội bộ doanh nghiệp và luật pháp về bảo mật dữ liệu và bảo vệ quyền riêng tư của mỗi doanh nghiệp. Hiện tại, Computer Vision Việt Nam đã triển khai CVS Insurtech cho Chubb Life và nền tảng insurtech cho Save Money", anh Nguyễn Thiện Sỹ cho biết thêm.

Bên cạnh OCR, công nghệ nhận dạng và so khớp khuôn mặt dựa trên AI - Face matching và Face search cũng giúp doanh nghiệp bảo hiểm quản lý và nhận dạng khách hàng tốt hơn thông qua hệ thống tự động trích xuất và lưu lại thông tin khách hàng được chụp từ giấy tờ cá nhân.

Ở một khía cạnh khác, CVS Insurtech chuyển đổi dữ liệu số lượng lớn thành các định dạng phù hợp, để phần mềm AI hoặc ML có thể sử dụng được. Nguồn dữ liệu khổng lồ này sẽ là cơ sở để phân tích và đưa ra dự đoán về xu hướng trên thị trường, hành vi của khách hàng và rủi ro mới nổi – điều mà bất cứ doanh nghiệp bảo hiểm nào cũng mong muốn có được, từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp.

Ánh Dương

Từ khóa:  công nghệ
Cùng chuyên mục
XEM