Tuổi 30 muốn đạt được thành công, chọn đối tác khởi nghiệp cũng phải như chọn bạn đời

29/01/2017 13:21 PM | Công nghệ

Khởi nghiệp mà thiếu đối tác kinh doanh thì không được. Việc lựa chọn đối tác cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau từ cảm xúc đến lý tính. Dưới đây là 6 cách căn bản để lựa chọn đối tác cho kinh doanh của bạn:

1. Chọn người mà bạn THÍCH và ĐẶT NIỀM TIN trên GIẤY TỜ

Đã bước ra làm ăn, tức là bạn phải có kỹ năng nhất định trong việc nhìn nhận con người. Như vậy, hãy chọn người nào mà nói chuyện khiến bạn cảm thấy thích thú (trong phương diện cá nhân) và đặt niềm tin vào họ.

Hãy đặt kỳ vọng vào họ phù hợp, vào những phương diện mà họ có thể cung cấp cho bạn, còn bạn thì không. Hãy tin tưởng trực giác của mình khi nghĩ về con người đó. Nếu bạn không thật sự tin tưởng – không tham gia!

Đừng quá coi nhà đầu tư là bạn bè và đặt niềm tin hết cỡ. Vì dù sao nhà đầu tư cũng muốn kiếm tiền chứ không phải là đợi bạn tiêu tiền của mình.

ĐẶT NIỀM TIN bằng cảm xúc, nhưng vẫn phải có ràng buộc trên pháp lý. Có ràng buộc pháp lý, đối tác làm ăn của bạn mới thực sự toàn tâm toàn ý cùng bạn chiến đấu.

2. Ít nhất đã làm chung VÀI DỰ ÁN

Hãy làm việc với đối tác của bạn trong những dự án ngắn hạn và kéo dài trong 1 năm. Họ có thể biểu lộ hoàn toàn những mặt xấu tiềm ẩn của mình trong một năm hợp tác đầu tiên. Nếu những dự án đầu tiên trong năm đầu thất bại - đó chắc chắn không phải là đối tác kinh doanh của bạn cần có.

Ngoài ra, khi hợp tác, 2 bên vẫn phải đặt kỳ vọng cùng nhau trên giấy tờ và cùng chấp thuận để ràng buộc nhau. Hãy đặt ra mục tiêu thực tế và cho đối tác của bạn cơ hội giải quyết thực tế. Mục tiêu tính theo ngày – tháng – năm và rất thực tế như: "Anh sẽ lo cho tôi phần vận hành của hệ thống 3 tiếng mỗi ngày, tôi sẽ làm ít nhất 10 nội dung mỗi ngày. Chúng ta sẽ họp mỗi tuần vào thứ 7".

3. Mưu tính tương lai NGHIÊM TÚC, nhưng làm việc phải HÒA HỢP

Hãy tính toán xem thử, nếu bạn và partner kết hợp mà hiệu quả kinh tế tăng lên ít nhất 3 lần so với từng người riêng rẽ - đừng ngần ngại hợp tác.

Chuyện quan trọng thứ hai bạn cần lưu ý là: mọi người, kể cả nhân viên thuê ngoài có thực sự vui vẻ với công việc họ đang làm không. Cho dù bạn startup mảng công nghệ để phục vụ cho một nhu cầu nào đó, chính bạn và đối tác cũng phải là người cực kỳ đam mê và có nhu cầu đấy.

4. Dựa vào khoa học để có ĐÁNH GIÁ TƯƠNG ĐỐI

Hãy đưa cho đối tác của bạn bài test HEXACO (http://hexaco.org/) và 3 nhóm tích cách tiêu cực (http://personality-testing.info/tests/SD3/). Những bài test này là cần thiết để bạn có thể soi rọi mọi ngóc ngách của người đối tác mà mình lựa chọn.

Nếu bạn làm bộ mặt công ty, hãy chọn một người có những tính cách cần thiết của một chuyên gia vận hành bộ máy. Những bài test này sẽ giúp bạn dự phòng trước tình huống có thể xảy ra khi partner cùng người khác.

5. THẬT THÀ với tất cả partner

Trước khi lòe nhau bằng những mục tiêu vĩ mô, hãy ngồi lại đánh giá các yếu tố sau:

Một, mối quan hệ hợp tác phải đem lại lợi ích chung nhìn thấy được trong ngắn hạn

Hai, có những ràng buộc thông qua tài sản (trí tuệ và hữu hình) đóng góp vào kinh doanh. Đồng thời là liệt kê những giá trị cốt lõi của quá trình hợp tác: giai đoạn nào ra tiền, giai đoạn nào chịu khổ, giai đoạn nào tiêu pha được

Ba, dự trù trước những tình huống trong khi hợp tác. Chia sẻ những ngần ngại, sợ hãi của bạn. Hãy thẳng thắn và thật thà, dù có bi quan.

6. Hãy có kế hoạch RA ĐI

"Người tính không bằng trời tính". Mọi kế hoạch kinh doanh đều có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào vì những lý do có thể hết sức vớ vẩn. Vì vậy, bạn phải tự có kế hoạch điều chỉnh cuộc sống và ra đi nhưng không thiệt hại gì lớn.

Một mentor đã từng nói với tôi: những ông chủ lớn dù có thất bại, vẫn gượng dậy được, đó là vì họ biết phân bổ nguồn lực tài chính cá nhân và tài chính doanh nghiệp đúng chỗ.

Nếu ra đi, hãy có kế hoạch trước để làm sao cho partner vẫn đảm bảo được cuộc sống. Đó mới là cốt lõi để sau này bạn kiếm partner khác vẫn dễ dàng.

Thúy Vy

Cùng chuyên mục
XEM