Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam

17/12/2022 14:53 PM | Kinh doanh

Sau gần 2 năm thành lập, thành phố Thủ Đức có bước thay đổi lớn trong diện mạo đô thị và là thành phố trực thuộc tỉnh có grdp cao nhất cả nước.

Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam - Ảnh 1.

Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam - Ảnh 2.

Ngày 1/1/2021, Thành phố Thủ Đức (trực thuộc TP.HCM) chính thức được thành lập trên cơ sở sáp nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của 3 quận: quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Thành phố trẻ này có diện tích hơn 211 km2 (tương đương 10% diện tích TP.HCM), dân số khoảng một triệu người. Theo thông tin từ Bộ Nội vụ, trước khi thành phố Thủ Đức được thành lập, năm 2019, quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9 đóng góp 1/3 tổng sản phẩm trên địa bàn của TP HCM, tương đương khoảng 7% tổng sản phẩm quốc nội cả nước.

Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam - Ảnh 3.

Đến thời điểm hiện tại, chưa có công bố chính thức nào về GRDP (tổng sản phẩm trên địa bàn) của thành phố. Tuy nhiên theo báo cáo thị trường của trang batdongsan, tính đến ngày 31/5/2021, GRDP của Thủ Đức ước đạt 452,7 nghìn tỷ đồng. Con số này chỉ xếp sau TP HCM, Hà Nội. Trong khi đó GRDP bình quân đầu người của TP Thủ Đức ước tính đạt 18.997 USD, cao hơn nhiều so với GRDP bình quân đầu người cả nước. Trong ảnh là khu vực ven đường Phạm Văn Đồng.

Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam - Ảnh 4.

15 năm trước, khu vực thành phố Thủ Đức hiện nay là “khu nhà nghèo" bên kia sông Sài Gòn với những khu đất được giải toả chờ xây dựng, những bãi sình lầy, những ruộng lúa đối lập với khu vực quận 1, quận 4 lấp lánh ánh đèn.

Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam - Ảnh 5.

Lần lượt các dự án hạ tầng, công trình giao thông được xây dựng, kéo theo sự phát triển, sự thay đổi dần dần diện mạo nơi đây. Cụ thể, có thể kể đến việc hoàn tất các công trình như hầm Thủ Thiêm (năm 2011), cầu Thủ Thiêm (năm 2020) và cầu Ba Son (năm 2022).

Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam - Ảnh 6.

Với tổng vốn đầu tư hơn 3.000 tỷ, cầu Ba Son (Thủ Thiêm 2), bắc qua sông Sài Gòn, được khánh thành vào tháng 4 sau 7 năm thi công. Cầu có 6 làn xe và dài gần 1,5 km. Đây là công trình giao thông quan trọng, giúp hoàn chỉnh liên kết khu vực phía Đông với quận 1, thúc đẩy phát triển khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam - Ảnh 7.

Từ khi cầu Ba Son được khánh thành, nhiều dự án căn hộ tại khu đô thị Thủ Thiêm đã tăng giá gấp đôi, thậm chí gấp ba so với thời điểm mở bán. Hầu hết dự án quanh cầu thuộc phân khúc hạng sang và siêu sang.

Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam - Ảnh 8.

Để phát triển hiệu quả, thành phố Thủ Đức được quy hoạch 6 khu chức năng trọng điểm (Thủ Thiêm, Rạch Chiếc, Trường Thọ, Tam Đa, Đại học Quốc gia và Khu công nghệ cao). Loạt dự án hạ tầng - giao thông cũng được thúc đẩy nhằm kết nối 6 khu vực này với nhau và với các vùng lân cận. Trong ảnh là đại lộ Mai Chí Thọ với tổng mức đầu tư 13.400 tỷ đồng, chạy dọc khu đô thị mới Thủ Thiêm, đóng vai trò là trục xuyên tâm giữa quận 1, TP Thủ Đức và cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam - Ảnh 9.

Nút giao An Phú đang được đầu tư xây dựng với mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, kỳ vọng sẽ giảm ùn tắc cho khu vực đầu cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây và tuyến đường vào cảng Cát Lái. Dự án đồng thời nâng cao khả năng lưu thông khi sân bay Long Thành (tỉnh Đồng Nai) đi vào hoạt động.

Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam - Ảnh 10.

Mặt khác, thành phố Thủ Đức có thế mạnh nổi trội và đặc biệt thuận lợi để phát triển thành trung tâm logistics. Đô thị mới này nằm ở trung tâm vùng Đông Nam Bộ với hệ thống giao thông được đầu tư đồng bộ, thuận lợi để kết nối, hợp tác phát triển kinh tế với các tỉnh lân cận.

Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam - Ảnh 11.

Thành phố Thủ Đức hiện có cảng Cát Lái - cảng container quốc tế lớn hàng đầu Việt Nam và nhiều cảng nhỏ khác. Cảng Cát Lái chiếm đến gần 50% thị phần container xuất nhập khẩu trên cả nước cả nước và 90% ở khu vực phía Nam.

Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam - Ảnh 12.

Một khu vực đáng chú ý trong mạch phát triển của TP. Thủ Đức là khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh nằm ở cạnh Xa lộ Hà Nội kéo dài đến vành đai 2, phường Tân Phú, Quận 9, TP HCM. Khu công nghệ này tập trung những tập đoàn lớn như: Intel ( Mỹ), Nidec (Nhật Bản), Samsung ( Hàn Quốc)... Trong đó tổ hợp nhà máy Samsung Electronics được xây dựng vào năm 2015, có diện tích gần 1 km2, tổng vốn đầu tư 2 tỷ usd nằm bên đường Võ Chí Công, phường Tăng Nhơn Phú B…

Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam - Ảnh 13.

Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh không chỉ thu hút những tập đoàn lớn hàng đầu thế giới mà còn tập trung nhiều trường đại học trong nước và quốc tế để tạo ra những nhân tài cho đất nước. Trong ảnh là  tòa nhà FPT Campus do FPT Software xây dựng với quy mô thiết kế xây dựng 69.000 m2 cho 7.000 sinh viên sinh hoạt và học tập.

Từ khu nhà nghèo bên kia sông đến thành phố có GRDP cao thứ 3 Việt Nam - Ảnh 14.

Ngoài ra, các dự án công cộng cũng được UBND thành phố Thủ Đức phát triển song song với đô thị. Cụ thể, thành phố sẽ đầu tư khôi phục 4 công viên hiện hữu và xây dựng 41 công viên cây xanh. Trong ảnh là công viên Sala thuộc Khu đô thị Sala. Đây là hạng mục công viên phức hợp gồm hồ nước ngọt, cây xanh, lối đi dạo, cầu và một số công trình nhân tạo. Nhằm tạo ra một không gian xanh mát cho cư dân nơi đây, tách biệt được phần nào với cái ồn ào phố thị.

Theo An Khương, Quốc Cường, Thủy Tiên

Cùng chuyên mục
XEM