TS. Vũ Tiến Lộc: Nhiều kỳ vọng bị bỏ lỡ trên chuyến tàu WTO

16/04/2016 19:29 PM | Kinh tế vĩ mô

Việc ký kết và thực hiện WTO đã tạo nên làn sóng hội nhập lần thứ nhất của nền kinh tế Việt Nam thì việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có thể coi như làn sóng hội nhập lần thứ hai.

Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có hai dấu mốc đặc biệt quan trọng đối với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại của Việt Nam, đó là việc gia nhập WTO và đàm phán, ký kết xong các FTA thế hệ mới với các đối tác thương mại lớn nhất là TPP và Việt Nam - EU.

"WTO đã làm thay đổi diện mạo khung khổ pháp luật, thể chế chính sách về kinh tế thương mại đầu tư cũng như phương thức quản lý kinh tế của Việt Nam. Gia nhập WTO là sức ép để Việt Nam sửa đổi, điều chỉnh khung khổ pháp luật, chính sách thương mại, đầu tư" - TS. Lộc nói.

Dẫn chứng là nhiều văn bản Luật, Thông tư và Nghị định đã được sửa đổi và pháp luật kinh doanh ở Việt Nam đã có một diện mạo mới cùng với những thay đổi về chất. Đây được xem là động lực để Việt Nam chuyển dần từ phương thức quản lý Nhà nước can thiệp hành chính sang phương thức quản lý Nhà nước kiến tạo - tôn trọng quyền tự do kinh doanh, theo quy luật thị trường.

Ông đánh giá: "Gia nhập WTO và nhu cầu cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư tận dụng cơ hội từ WTO là động lực thúc đẩy Việt Nam thực hiện các cải cách theo hướng minh bạch hóa, thuận lợi hóa và nhấn mạnh yếu tố hiệu quả trong vận hành bộ máy quản lý Nhà nước về kinh tế".

Do đó, nếu như việc ký kết và thực hiện WTO đã tạo nên làn sóng hội nhập lần thứ nhất của nền kinh tế Việt Nam thì việc ký kết và thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có thể coi như làn sóng hội nhập lần thứ hai.

Trong đó, nhiều tiêu chuẩn mới và đặt ra yêu cầu cải cách thể chế kinh tế. Thực thi các cam kết này, Việt Nam sẽ đứng trước những yêu cầu mới cả về khung khổ pháp lý (bởi Việt Nam sẽ phải duy trì song song nhiều mức độ mở cửa khác nhau cho các đối tác FTA.

Song một lo ngại đặt ra, là Việt Nam có thể tận dụng kinh nghiệm gì từ quá trình thực thi cam kết WTO về thể chế để triển khai thực hiện các cam kết WTO+ trong các FTA mới? Việc thực thi các cam kết FTA mới cũng góp phần tăng hiệu quả thực thi cam kết WTO trong nhiều khía cạnh thể chế. Vậy làm thế nào để kết hợp các nguồn lực, nỗ lực thực thi này để tạo ra sức mạnh cộng hưởng trong cải cách thể chế ?

Nhìn từ câu chuyện hội nhập trong WTO, người đứng đầu VCCI cũng cho rằng, đã có rất nhiều kỳ vọng đã bị bỏ lỡ trên chuyến tầu WTO của Việt Nam. Trước hết, đó là cơ hội tăng trưởng không đạt được kỳ vọng.

Dẫn chứng là, tăng trưởng GDP 5 năm 2006 - 2010 đạt 7%, 2011 - 2015 là 5,88% - dù vẫn là cao với thế giới nhưng rõ ràng là thấp hơn so với chính Việt Nam thời kỳ hội nhập, và hạn chế hơn trước đó.

TS. Lộc đặt câu hỏi: Phải chăng chế kinh tế và công tác điều hành vĩ mô của Việt Nam còn chưa theo kịp yêu cầu hội nhập, khi nền kinh tế trở nên mỏng manh hơn trước các tác động của kinh tế toàn cầu?

Thứ hai, là nền nông nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực. Dẫn chứng, tăng trưởng bình quân của khu vực nông nghiệp năm 2007 - 2011 là 3,4%/năm, 2011 - 2015 là 3,1%. Thậm chí năm 2015 mức tăng trưởng là thấp nhất, chỉ 2,21%.

"Nhóm đối tượng thu nhập thấp, dễ bị tổn thương nhất trong xã hội dường như đã không được lợi hoặc đang chịu áp lực lớn từ hội nhập? - Chủ tịch VCCI tiếp tục đưa ra giả thiết.

Thứ ba,cơ cấu xuất nhập khẩu có vấn đề. Thực tế, mũi nhọn xuất khẩu là các ngành sử dụng tài nguyên, nông nghiệp, gia công thâm dụng lao động; Nhập siêu lớn và tăng mạnh trong thời kỳ sau WTO

"Vậy xuất khẩu mang lại giá trị gia tăng thấp, dựa trên các lợi thế không bền vững, không tạo động lực cải thiện năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đã cho thấy các DN sản xuất của Việt Namđã không tận dụng được cơ hội của WTO?" - Theo TS. Lộc nhìn nhận.

Ba điểm nghẽ, nút thắt trên là những điều mà Chủ tịch VCCI và cũng là cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cảm thấy nuối tiếc.

Theo An Ngọc

Cùng chuyên mục
XEM