Trước khi ‘bán mình’ cho UBS, Credit Suisse đã phát triển thế nào suốt 167 năm

20/03/2023 13:43 PM | Kinh doanh

Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ.

Trước khi ‘bán mình’ cho UBS, Credit Suisse đã phát triển thế nào suốt 167 năm - Ảnh 1.

Ngày 19/3 (theo giờ địa phương), UBS Group AG đã đồng ý mua lại ngân hàng Credit Suisse với giá 3 tỷ Franc Thuỵ Sĩ, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD.

Credit Suisse thành lập vào năm 1856. Ngân hàng này đã có quá trình hình thành, phát triển trong 167 năm và vươn lên vị trí ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ.

Dưới đây là bản tóm tắt “con đường” của Credit Suisse:

Năm 1856

Chính trị gia và doanh nhân Alfred Escher đã thành lập Schweizerische Kreditanstalt (SKA) - tên gọi đầu tiên của ngân hàng Credit Suisse, nhằm tài trợ cho hoạt động xây dựng hệ thống đường sắt và thúc đẩy công nghiệp hóa của Thụy Sĩ.

Trước khi ‘bán mình’ cho UBS, Credit Suisse đã phát triển thế nào suốt 167 năm - Ảnh 2.

Alfred Escher đã thành lập Schweizerische Kreditanstalt (SKA) - tên gọi đầu tiên của ngân hàng Credit Suisse.

Năm 1870

SKA mở văn phòng đại diện nước ngoài đầu tiên tại thành phố New York.

Năm 1876

Ngân hàng SKA chuyển đến trụ sở mới tại quảng trường Paradeplatz thuộc thành phố Zurich. Gần 3 thập kỷ sau, một chi nhánh mới cũng được mở tại thành phố Basel.

Năm 1939

SKA thành lập Swiss American Corporation (thành phố New York) để tập trung vào lĩnh vực đầu tư và bảo lãnh phát hành chứng khoán.

Năm 1962

SKA tiếp quản White, Weld and Co AG tại Zurich từ ngân hàng đầu tư White Weld Hoa Kỳ và đổi tên thành Clariden Finanz AG.

Năm 1964

SKA được cấp giấy phép hoạt động như một ngân hàng dịch vụ trọn gói tại New York.

Năm 1977

Ngân hàng vướng vào sai phạm và mất gần 1,4 tỷ franc. Trong năm này, SKA cũng có ý định chuyển đổi thành một tập đoàn tài chính quốc tế.

Năm 1982

SKA trở thành ngân hàng Thụy Sĩ đầu tiên “có chỗ” trên Sở giao dịch chứng khoán New York. Ngoài ra, cùng năm này, Credit Suisse Holding (CS Holding) được thành lập như một công ty “anh em” của SKA nhằm nắm giữ cổ phần trong các công ty công nghiệp.

Năm 1988

Credit Suisse Holding đã mua 45% cổ phần của ngân hàng First Boston như một phần của thỏa thuận giải cứu và đổi tên thành Credit Suisse First Boston. Trước đó, cả hai cũng đã từng hợp tác với nhau để hoạt động trên thị trường trái phiếu London.

Trước khi ‘bán mình’ cho UBS, Credit Suisse đã phát triển thế nào suốt 167 năm - Ảnh 3.

Credit Suisse Holding đã mua 45% cổ phần của ngân hàng First Boston.

Năm 1989

Credit Suisse Holding trở thành công ty mẹ của SKA.

Năm 1990

CS Holding nắm cổ phần kiểm soát CS First Boston. Đồng thời mua lại Bank Leu, một ngân hàng cá nhân hóa dành cho giới thượng lưu.

Năm 1993

CS Holding cũng đã mua lại mua Volksbank, ngân hàng lớn thứ 4 của Thụy Sĩ, và một năm sau mua Ngân hàng Neue Aargauer.

Năm 1997

Một cuộc tái cơ cấu tổ chức đã diễn ra. CS Holding đã trở thành Credit Suisse Group (CS Group) và loại bỏ cái tên SKA. Sau đó CS Group đã mua lại Winterthur Insurance - một đối tác chiến lược.

Trước khi ‘bán mình’ cho UBS, Credit Suisse đã phát triển thế nào suốt 167 năm - Ảnh 4.

CS Holding trở thành Credit Suisse Group (CS Group) vào năm 1977.

Năm 1999

CS Group mua lại công ty quản lý tài sản Warburg, Pincus & Co, tiếp theo là mua lại ngân hàng Donaldson, Lufkin & Jenrette (DLJ) một năm sau đó.

Năm 2002

CS Group tái cơ cấu và chia thành 2 đơn vị: Credit Suisse Financial Services và Credit Suisse First Boston (CSFB). Hai năm sau, tập đoàn chia thành ba đơn vị và thêm Winterthur.

Năm 2005

Credit Suisse và CSFB sáp nhập và ngừng sử dụng tên gọi Credit Suisse First Boston.

Năm 2006

Credit Suisse thoái vốn Winterthur cho công ty bảo hiểm AXA của Pháp.

Năm 2007

Ngân hàng này hợp nhất bốn đơn vị ngân hàng tư nhân và một công ty chứng khoán thành Clariden Leu.

Năm 2007/2008

Credit Suisse “sống sót” qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 mà không cần đến gói cứu trợ của nhà nước, khác với “người anh em” UBS.

Năm 2013

Credit Suisse mua lại các doanh nghiệp quản lý tài sản của Morgan Stanley ở Châu Âu, Trung Đông và Châu Phi.

Năm 2015

Ngân hàng cũng được tái cấu trúc dưới sự dẫn dắt của CEO Tidjane Thiam thành ba đơn vị quản lý tài sản được hỗ trợ bởi hai bộ phận của ngân hàng đầu tư.

Năm 2020

Vào tháng 2/2020, CEO Thiam phải từ chức do một vụ bê bối của ngân hàng.

Vào tháng 3/2020, quỹ đầu cơ Archegos Capital Management phá sản, khiến Credit Suisse phải chịu khoản lỗ 5,5 tỷ USD.

Cùng tháng đó, ngân hàng này cũng đã vướng phải các vụ kiện tụng do các khoản vay cấp cho quỹ đầu tư Greensill Capital (phá sản). Credit Suisse đã phải đóng băng 10 tỷ USD.

Năm 2021

Antonio Horta-Osorio từ chức chủ tịch ngân hàng dù chưa đầy chín tháng kể từ khi ra nhập. Alex Lehmann là người thay thế.

Tháng 7/2022

Ngân hàng bổ nhiệm Ulrich Koerner làm Giám đốc điều hành thay cho Thomas Gottstein và công bố một chiến lược khác.

Tháng 10/2022

Credit Suisse công bố một kế hoạch sâu rộng nhằm tái tập trung vào lĩnh vực ngân hàng dành cho giới thượng lưu và huy động được thêm 4 tỷ franc Thụy Sĩ (xấp xỉ 4 tỷ USD).

Ngân hàng Quốc gia Ả-rập Xê-út (SNB) cho biết họ sẽ mua cổ phần của CS với tỷ lệ sở hữu lên tới 9,9%.

Tháng 3/2023

Trước khi ‘bán mình’ cho UBS, Credit Suisse đã phát triển thế nào suốt 167 năm - Ảnh 5.

Ngân hàng Quốc gia Ả-rập Xê-út (SNB) nói rằng họ sẽ không tiếp tục cấp thêm vốn cho Credit Suisse.

Ngân hàng Quốc gia Ả-rập Xê-út nói rằng họ sẽ không tiếp tục cấp thêm vốn cho Credit Suisse nữa. Chính thông tin này đã khiến cổ phiếu của ngân hàng Thụy Sĩ bị tạm dừng giao dịch vài lần liên tiếp, và đã có lúc giảm 30%.

Sau đó, Credit Suisse thông báo sẽ vay 50 tỷ franc Thụy Sĩ, tương đương 54 tỷ USD từ SNB dưới dạng công cụ cho vay có bảo đảm và thanh khoản ngắn hạn.

Theo thông tin mới nhất, vào ngày 19/3 (theo giờ địa phương), Ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ UBS đã đồng ý mua lại Credit Suisse với giá hơn 3,2 tỷ USD. Theo các điều khoản, các cổ đông sở hữu 22,48 cổ phiếu của Credit Suisse sẽ đổi được 1 cổ phiếu UBS.

Tham khảo Reuters

Theo Nhất Lưu

Cùng chuyên mục
XEM