Trúng tuyển nhưng không muốn làm, nam sinh buông lời cay đắng với nhà tuyển dụng rồi chặn liên lạc: Đừng tự biến mình thành "cơn ác mộng'' của HR

08/03/2022 14:59 PM | Sống

Cách từ chối lời mời nhận việc phần nào thể hiện sự chuyên nghiệp và tính cách của chính bạn. Vì vậy, hãy tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng ngay cả khi bạn không thể tiếp tục công việc.

Câu chuyện về các ứng viên trẻ vừa ra trường đi xin việc luôn trở thành đề tài nóng trên khắp các diễn đàn. Từ vấn đề viết email xin việc sao cho đúng đến cách ứng xử với các

HR (Human Resources) - quản trị nhân sự dù đã được phê bình hay khen ngợi thì vẫn có thể xảy ra hàng ngày.

Mới đây, trong một hội nhóm được đông đảo thành viên là sinh viên và dân văn phòng quan tâm, một người làm công tác tuyển dụng tên N.P đã có dịp chia sẻ câu chuyện éo le của bản thân về thái độ sống của một cậu sinh viên đi xin việc. Cô nàng tâm sự:

"Đang rất vui vì công ty tìm được người thích hợp nhưng lại không ngờ khi mình vui mừng thông báo trúng tuyển cho ứng viên cũng là lúc nhận được lời cay đắng từ bạn.

Mình là HR của doanh nghiệp chuyên về viễn thông và đang tuyển dụng vị trí nhân viên marketing. Từ lúc nhận được email ứng tuyển của bạn T. (sn 1999) cho đến lúc phỏng vấn, cả mình và sếp đều hài lòng nên quyết định "chốt hạ". Song, không hiểu vì lý do gì, lúc mình nhắn tin thông báo T. đã trúng tuyển và chuẩn bị check email để được hướng dẫn cụ thể hơn thì bạn này bất ngờ quay ngoắt 180 độ.

Trúng tuyển nhưng không muốn làm, nam sinh buông lời cay đắng với nhà tuyển dụng rồi chặn liên lạc: Đừng tự biến mình thành cơn ác mộng của HR - Ảnh 1.

HR tuy không phải là người quyết định lựa chọn bạn nhưng nếu từ chối lời mời nhận việc thì hãy lịch sự với họ

T. chỉ nói: Thôi cảm ơn chị, em thấy công ty mình cũng không như em nghĩ, em tìm được chỗ khác rồi ạ. Và rồi T. chặn luôn zalo của mình...

Các bạn trẻ à, tuyển dụng mất thời gian của cả hai. Nếu không vừa ý, mong các bạn hãy biết cách từ chối lịch sự và tôn trọng HR. Đây không chỉ là kỹ năng mà còn là biểu hiện của chính con người các bạn. Đừng cố biến mình thành cơn ác mộng của chúng tôi", nữ HR chia sẻ.

Trên thực tế, thái độ cũng như sự thiếu kinh nghiệm của những ứng viên mới ra trường không còn là chuyện quá lạ lẫm. Hơn nữa, việc nói lời từ chối chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là đối với nhà tuyển dụng. Song, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, bạn cũng nên cho HR biết quyết định của mình. Điều đó không chỉ thể hiện cách ứng xử chuyên nghiệp, mà còn cho thấy sự tôn trọng của bạn đối với công ty.

Nếu không biết phải nói lời từ chối nhận việc sao cho "vừa lòng" đôi bên, các bạn sinh viên hãy bỏ túi ngay 4 bí kíp sau đây:

Nhanh chóng đưa ra quyết định

Ngay sau khi nhận được email mời phỏng vấn hoặc sau khi phỏng vấn, nếu bạn cảm thấy bản thân không còn phù hợp với công ty nữa thì hãy nhanh chóng phản hồi với HR. Như vậy, sẽ giúp công ty không bị gián đoạn quy trình tuyển dụng.

Bày tỏ sự biết ơn

Mặc dù xét duyệt CV và phỏng vấn là các bước không thể thiếu trong tuyển dụng nhưng dù sao phía công ty cũng mất thời gian để lựa chọn bạn. Do đó, khi muốn từ chối nhận việc, bạn hãy bày tỏ sự biết ơn đến bộ phận tuyển dụng. Chẳng hạn: "Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ông/bà/quý công ty đã dành thời gian trao đổi với tôi về công việc và đề nghị tôi vào làm việc tại vị trí… Thật vui khi có cơ hội gặp gỡ các đồng nghiệp tiềm năng cũng như được xem văn phòng làm việc. Tôi rất muốn học hỏi thêm về vị trí… và rất hào hứng khi nhận được lời đề nghị làm việc này. Tuy nhiên, do hiện tại bản thân.....nên không thể nhận việc.....Kính chúc toàn thể Quý công ty sẽ phát triển hơn nữa trong thời gian sắp tới...".

Trúng tuyển nhưng không muốn làm, nam sinh buông lời cay đắng với nhà tuyển dụng rồi chặn liên lạc: Đừng tự biến mình thành cơn ác mộng của HR - Ảnh 2.

Hãy thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách từ chối lời mời nhận việc

Trình bày đơn giản và ngắn gọn

Dù biết ơn nhưng đừng quá nhiệt tình khen ngợi HR và công ty tuyển dụng đến mức "thảo mai". Dù sao, đây cũng là một email từ chối nên cách tốt nhất là hãy trình bày lý do ngắn gọn,

Ví dụ: "Đây là một quyết định khó khăn với tôi, nhưng sau khi cân nhắc kỹ càng, tôi nhận thấy nó không thật sự phù hợp với khả năng và mục tiêu cá nhân của bản thân ở thời điểm hiện tại và trong tương lai". Hoặc "Mặc dù vị trí này là một cơ hội tuyệt vời, nhưng tôi đã quyết định theo đuổi một vai trò khác sẽ cung cấp cho tôi nhiều cơ hội hơn để theo đuổi sở thích của mình"...

Mong muốn hợp tác nếu có cơ hội

Tỏ rõ sự tiếc nuối khi không được hợp tác cùng nhau, đồng thời hy vọng trong tương lai sẽ có thể có cơ hội để cùng nhau phát triển. Nếu được, bạn cũng có thể giới thiệu một số ứng viên khác để họ chọn lựa.

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
XEM