Trung Quốc: Sống giữa đại dịch, "chơi" xe đạp trở thành xu thế ở thành phố hiện đại

02/09/2022 21:36 PM | Sống

Đạp xe đi làm cũng có một lợi thế, cũng là một cách khác để tìm hiểu thành phố.

Người đi xe đạp ở các thành phố lớn đột nhiên tăng lên. Bằng chứng là số lượng tiêu thụ xe đạp tăng chóng mặt.

Một chủ cửa hàng xe đạp cho biết đây là thời gian kinh doanh tốt nhất trong 26 năm trở lại đây.

Những chiếc xe đạp có giá hàng nghìn, hàng chục nghìn NDT, phải chờ 3 tháng mới có hàng, thế mà ai cũng chấp nhận để mua cho bằng được xe đạp tốt. Thậm chí giá thành lên đến 100.000 NDT/chiếc cũng “chốt đơn” không ngơi tay.

Trung Quốc: Sống giữa đại dịch, "chơi" xe đạp trở thành xu thế ở thành phố hiện đại - Ảnh 1.

Trung Quốc: Sống giữa đại dịch, "chơi" xe đạp trở thành xu thế ở thành phố hiện đại - Ảnh 2.

Người đi xe đạp dọc con đường phố tận hưởng cảm giác hòa hợp với thiên nhiên, tự do tự tại, phù hợp với mọi tầng lớp trong xã hội.

Đi xe đạp đang lấy lại thời kỳ hoàng kim của nó, trở thành một trào lưu trong cuộc sống thành phố Trung Quốc.

Theo dữ liệu được cung cấp bởi Taobao, doanh số bán xe đạp đã tăng hơn 50% trong năm 2022. Và theo dữ liệu của Hello Bike (nền tảng dịch vụ vận tải có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc), ở các thành phố hạng nhất (Thượng Hải, Bắc Kinh, Thành Đô, Thâm Quyến…) vào giờ cao điểm buổi sáng, tỷ lệ người đi xe đạp tăng lên đến 60% - 70%.

Một cảm nghĩ chung của đa số người đi xe đạp giữa lòng thành phố hiện đại: Đi xe đạp mang lại niềm vui sau một thời gian dài bị giày vò bởi dịch bệnh.

Giáp Quy - 50 tuổi, chủ cửa hàng xe đạp, cũng là người yêu thích bộ môn đạp xe thể thao

Trung Quốc: Sống giữa đại dịch, "chơi" xe đạp trở thành xu thế ở thành phố hiện đại - Ảnh 3.

Tôi rất thích “chơi” xe đạp, mở cửa hàng để mua vui cho bản thân. Trong thời gian 2010 - 2020, kinh doanh thất bại, hầu như đều thua lỗ. Để bù đắp vào khoản thất thoát này, tôi đã bán một số chiếc mô tô trong bộ sưu tập yêu thích.

Không ngờ sau năm 2020, kinh doanh xe đạp trở nên tốt hơn. Đến nay, cửa hàng có thể bán được hơn 10 - 20 chiếc mỗi ngày.

Hơn nữa trước kia đến cửa hàng đều là người chơi chuyên nghiệp, có ngày vắng đến mức không có một bóng khách. Trước đây, xe ở khoảng giá nào cũng chỉ bán ở số lượng vừa phải, 5 - 6 nghìn NDT là bán được nhiều chiếc nhất, vừa có thể chơi chuyên nghiệp, giá cả lại phải chăng.

Bây giờ, mọi chuyện đã khác, người mua đủ kiểu, yêu cầu cũng không giống nhau.

Trung Quốc: Sống giữa đại dịch, "chơi" xe đạp trở thành xu thế ở thành phố hiện đại - Ảnh 4.

Hai ngày trước, một người nước ngoài đến cửa hàng để mua xe đạp. Một vị khách Trung Quốc cũng đang xem xe trong cửa hàng đã nhận ra ông ta. Ông chính là Christopher Doyle, nhà quay phim người Úc sống và làm việc chủ yếu tại Hồng Kông.

Christopher sống ở khu gần đó, ăn mặc còn quê mùa hơn tôi, thường xuyên say xỉn đến mượn tôi chiếc ống bơm bơi cho lốp xe. Ông đã mua hai chiếc xe liên tiếp và dành một chiếc gửi tặng bạn. Chiếc còn lại ông dùng để rong ruổi khắp đường phố.

Điều thú vị là gần đây trong số những người đến mua xe đạp, chủ nhà hàng lại chiếm số đông.

Trò chuyện với họ, tôi mới biết rằng sau dịch bệnh, nhiều người muốn "sống khỏe mạnh hơn". Vì vậy, họ đến mua một chiếc xe đạp thể thao.

Ngoài ra, khách hàng cũng có rất nhiều yêu cầu khác như: Xe đạp phải nhẹ nhàng, không cần dùng sức nhiều nhưng vẫn chạy nhanh. Màu sắc cổ điển, phù hợp với phong cách của bản thân.

Trung Quốc: Sống giữa đại dịch, "chơi" xe đạp trở thành xu thế ở thành phố hiện đại - Ảnh 5.

Trước đây, người chơi xe đạp chuyên nghiệp đều hiểu rõ bản thân muốn gì nên quá trình tìm chiếc xe phù hợp vô cùng dễ dàng. Ngày nay, ai cũng thích đi xe đạp nhưng không biết hết về các chức năng hay mẫu mã. Do đó, cửa hàng phải có nhân viên tư vấn chuyên nghiệp để giải đáp mọi thắc mắc khi cần thiết.

Hiện tại kinh doanh ổn, quay vòng vốn nhanh chóng, tôi cũng rất vui.

Tuy nhiên, dù có tiền cũng chưa chắc mua được xe đạp trong thời gian gần đây. Một là trào lưu đi xe đạp đang thịnh hành. Hai là ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều nhà máy sản xuất phụ tùng đã ngừng hoạt động. Theo đó, một hộp số có thể cần phải được nhập khẩu từ Nhật Bản. Thời gian chờ đợi lên tới 1-2 tháng.

Chị Vương - 50 tuổi, đã nghỉ hưu, "cảm thấy tự do hơn khi đi xe đạp"

Trung Quốc: Sống giữa đại dịch, "chơi" xe đạp trở thành xu thế ở thành phố hiện đại - Ảnh 6.

Tôi có hai chiếc xe đạp mua từ 2 năm về trước. Thời điểm đó, tôi đã nghỉ hưu. Mỗi ngày chỉ vòng quanh gần nơi sinh sống, không đi đâu xa. Hơn nữa, lái xe hơi sẽ phải mệt mỏi chịu đựng tình trạng kẹt xe, tìm chỗ đậu cũng là vấn đề lớn. Tôi là người khá kiên nhẫn, nhưng cũng không chịu nổi cảnh chờ đợi hàng giờ đồng hồ vì ùn tắc giao thông.

Chiếc xe này của tôi có giá cũng khá cao, nhưng đối với thứ đồ được sử dụng hằng ngày thì không đắt một chút nào. Bạn bè nhờ tôi tư tấn mua xe đạp, nhưng tôi chỉ nói rằng không cần phải mua quá đắt, phù hợp với bản thân là được.

Trung Quốc: Sống giữa đại dịch, "chơi" xe đạp trở thành xu thế ở thành phố hiện đại - Ảnh 7.

Trung Quốc: Sống giữa đại dịch, "chơi" xe đạp trở thành xu thế ở thành phố hiện đại - Ảnh 8.

Tôi có một chiếc xe đạp gấp, thường dùng cho những chuyến đi xa, vừa gọn vừa tiện lợi.

Đi xe đạp tự do hơn lái xe hơi. Ví dụ như đi chơi, mang theo chút đồ ăn, đệm dã ngoại, tôi có thể dừng lại bất cứ lúc nào, ngồi tại chỗ, nghỉ ngơi một lát rồi tiếp tục lên đường. Khi nhìn thấy một quán cafe xinh, tôi có thể dừng lại chụp ảnh. Những điều này trở nên khó khăn khi bạn đi xe hơi.

Tiểu Hoàng - nhân viên văn phòng, đi xe đạp để tìm chút thú vị giữa lòng thành phố hiện đại

Trung Quốc: Sống giữa đại dịch, "chơi" xe đạp trở thành xu thế ở thành phố hiện đại - Ảnh 9.

Tiểu Hoàng tan ca tương đối sớm, lúc nào cũng có thể tận mắt chứng kiến thời khắc hoàng hôn buông xuống bên những tòa cao ốc ở Thượng Hải.

Anh thường đạp xe qua chiếc cầu bắc ngang sông giữa thành phố, nhìn ngắm mặt trời khuất phía sau 3 tòa cao ốc, tận hưởng cuộc sống, tìm về một chút bình yên.

Đạp xe đi làm cũng có một lợi thế, cũng là một cách khác để tìm hiểu thành phố. Tôi không quen thuộc với nhiều tuyến đường, tên đường, cần phải xem bảng chỉ dẫn để tìm phương hướng. Tan ca về nhà, anh có thể ghé qua siêu thị hoặc chợ trời mua chút thực phẩm, về nấu cho mình bữa tối ngon lành.

Trung Quốc: Sống giữa đại dịch, "chơi" xe đạp trở thành xu thế ở thành phố hiện đại - Ảnh 10.

Đối với Tiểu Hoàng, anh cho rằng đi tàu điện ngầm tuy nhanh nhưng sẽ không có được cảm giác nhìn ngắm mọi ngóc ngách thành phố như vậy.

Tiểu Hoàng phát hiện anh đạp xe đi làm còn nhanh hơn cả đi tàu điện. Quãng đường 11km, anh mất hết 40 phút đạp xe, vừa nhìn ngắm thành phố vừa rèn luyện cơ thể.

Jim- nhà thiết kế kiêm người tổ chức hoạt động đạp xe trong thành phố

Trung Quốc: Sống giữa đại dịch, "chơi" xe đạp trở thành xu thế ở thành phố hiện đại - Ảnh 11.

Quê tôi ở Quý Châu, một khu vực miền núi, ít người đi xe đạp. Năm 2004, tôi thi đậu đại học Đổng Tế ở Thượng Hải và đầu đam mê bộ môn đạp xe. Hồi đó, tôi đạp con xe cũ cộc cạch chạy qua chạy lại 2 cơ sở của trường học, quãng đường hơn mười mấy cây, giữa đường đi qua đường hầm rất dài, cảm giác vô cùng hạnh phúc.

Sau đó, tôi rủ thêm nhiều người bạn cùng nhau đạp xe, không hơn thua về chuyện ai đạp nhanh hơn ai, chỉ xem nó như một phong cách sống.

Trung Quốc: Sống giữa đại dịch, "chơi" xe đạp trở thành xu thế ở thành phố hiện đại - Ảnh 12.

Gần đây, đạp xe dần trở nên thịnh hành. Người tham gia vào nhóm chúng tôi nhiều hơn, nhiều người đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, đủ mọi độ tuổi, từ 70 đến 95 tuổi cũng có.

Mỗi hoạt động sẽ có một chủ đề riêng. Có lúc đạp xe đến vùng nông thôn cắm trại, lúc thì đến sân vận động chơi một số môn thể thao ngoài trời, đôi khi đi xe đạp trên đảo, nhân tiện để thưởng thức phong cảnh đẹp.

Thượng Hải năm nay quá nóng nên chúng tôi đi xe đạp thường vào buổi sáng hoặc ban đêm.

Vào buổi sáng, đạp xe giúp chúng tôi tỉnh táo, rong ruổi trên một đoạn đường ở trung tâm thành phố, nhìn hàng cây xanh nhấp nhô, cửa hàng bắt đầu mở cửa.

Trung Quốc: Sống giữa đại dịch, "chơi" xe đạp trở thành xu thế ở thành phố hiện đại - Ảnh 13.

Đạp xe ban đêm hơn mấy chục cây số. Cuối cùng, bạn có thể cùng đi thưởng thức cốc bia lạnh, kể cho nhau nghe nhiều câu chuyện chiêm nghiệm.

Không cần thiết phải đi chiếc xe đắt tiền mới có niềm vui. Tôi đã học tập và làm việc ở Hà Lan một thời gian dài, đạp xe qua nhiều thành phố và quốc gia ở châu Âu. Một số thành phố có hệ thống giao thông hiện đại và tiện lợi dành cho người đi xe đạp. Trải nghiệm vô cùng tuyệt vời!

(Nguồn: Thepaper)

Khoe ảnh mặc đồ bơi lên Instagram từ thời chưa đi dạy học, nữ giảng viên vẫn bị nhà trường đuổi việc

Theo Phan

Cùng chuyên mục
XEM