Trung Quốc sở hữu hệ thống siêu đập thủy điện ‘khủng’ hàng đầu thế giới: Có đập cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp, mỗi cái xây dựng hơn 145 nghìn tỷ đồng là chuyện bình thường

20/06/2023 13:42 PM | Xã hội

Trong top 5 đập thủy điện lớn nhất thế giới, 2 cái tên đã thuộc về Trung Quốc. Thậm chí năm 2020, nước này đã tạo ra một con đập cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp.

Trung Quốc sở hữu hệ thống siêu đập thủy điện ‘khủng’ hàng đầu thế giới: Có đập cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp, mỗi cái xây dựng hơn 145 nghìn tỷ đồng là chuyện bình thường - Ảnh 1.

Thủy điện là nguồn năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới. Theo số liệu gần nhất của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA), thủy điện chiếm 40% tổng công suất, vượt xa năng lượng mặt trời (28%) và gió (27%).

Loại năng lượng này được tạo ra bởi các nhà máy thủy điện. Về cơ bản, những con đập lớn sử dụng dòng nước để quay tua-bin.

Và Trung Quốc là một trong những quốc gia sở hữu hệ thống siêu đập thủy điện hùng mạnh nhất.

Đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất thế giới

Nhắc đến những con đập khổng lồ, đập Tam Hiệp Trung Quốc - nằm trên sông Dương Tử đã đứng vị trí top 1.

Trung Quốc sở hữu hệ thống siêu đập thủy điện ‘khủng’ hàng đầu thế giới: Có đập cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp, mỗi cái xây dựng hơn 145 nghìn tỷ đồng là chuyện bình thường - Ảnh 2.

Đập Tam Hiệp

Theo Visual capitalist, để xây dựng, Trung Quốc đã tiêu tốn hơn 32 tỷ USD, tương đương hơn 753 nghìn tỷ đồng (theo tỷ giá hiện tại). Đập Tam Hiệp được sử dụng để kiểm soát lũ lụt, cải thiện giao thông và sản xuất thủy điện.

Hồ cung cấp nước cho đập chưa 39 nghìn tỷ kg nước, xấp xỉ 42 tỷ tấn và có diện tích trải dài 1.045 km vuông.

Tam Hiệp được làm từ bê tông và thép, chiều dài lên tới 2.355 mét, đỉnh đập cao 185 mét so với mực nước biển. Thành đập cao 181 mét so với nền đá. Công trình đã dùng 27,2 triệu mét khối bê tông, 463.000 tấn thép và đào 102,6 triệu mét khối đất.

Đập Tam Hiệp có 32 máy phát điện, mỗi máy nặng 6.000 tấn, công suất 22,5 triệu kilowatt điện (tương đương 22,5 gigawatt).

Theo ước tính, sự dịch chuyển của khối lượng nước khổng lồ ở đập có thể khiến Trái đất quay chậm hơn khoảng 0,6 micro giây. Năm 2018, trạm thủy điện của đập Tam Hiệp đã đạt kỷ lục sản xuất 100.000.000 megawatt giờ điện.

Khê Lạc Độ - Đập thủy điện lớn thứ 3 thế giới

Theo bảng xếp hạng các đập thủy điện lớn nhất, Khê Lạc Độ tạo ra lượng điện nhiều thứ 3 thế giới và đứng thứ 2 ở Trung Quốc.

Trung Quốc sở hữu hệ thống siêu đập thủy điện ‘khủng’ hàng đầu thế giới: Có đập cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp, mỗi cái xây dựng hơn 145 nghìn tỷ đồng là chuyện bình thường - Ảnh 3.

Đập Khê Lạc Độ

Khê Lạc Độ được xây dựng tại sông Kim Sa, một nhánh chính của sông Dương Tử, thuộc tỉnh Vân Nam. Theo trang web Water Technology, dự án đập này trị giá khoảng 6,2 tỷ USD (tương đương hơn 145 nghìn tỷ đồng) và hoàn thành vào năm 2013.

Dung tích hồ chứa của đập lên tới 12,67 tỷ mét khối. Đập cao 285,5 mét và dài 700 mét. Khê Lạc Độ có công suất 13.860 megawatt, tương đương 13,86 gigawatt.

Không chỉ dùng để sản xuất thủy điện, Khê Lạc Độ còn có vai trò kiểm soát lũ lụt, phù sa và xả nước theo quy định nhằm cải thiện lượng nước hạ lưu.

Đập thủy điện Hướng Gia Bá

Trung Quốc sở hữu hệ thống siêu đập thủy điện ‘khủng’ hàng đầu thế giới: Có đập cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp, mỗi cái xây dựng hơn 145 nghìn tỷ đồng là chuyện bình thường - Ảnh 4.

Đập Hướng Gia Bá

Đập Hướng Gia Bá hay còn có tên là Xiangjiaba, là một đập thủy điện trên sông Kim Sa, một nhánh của sông Dương Tử.

Đập này được xây dựng vào năm 2006, được phát triển bởi Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc (CTG) - thuộc sở hữu nhà nước. Dự án trị giá 6,3 tỷ USD, tương đương hơn 148 nghìn tỷ đồng và có công suất 6,4 gigawatt.

Dự án thủy điện Hướng Gia Bá có một đập bê tông trọng lực cao 162 mét với chiều dài tối đa 896,26 mét. Các phần khác của dự án bao gồm nhà máy điện ngầm, công trình xả lũ, cửa dẫn nước,...

Theo Power Technology, ước tính hàng năm, sản lượng điện của Hướng Gia Bá là 30,7 tỷ kilowatt giờ (kWh).

Ô Đông Đức - Đập thủy điện cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp

Trung Quốc sở hữu hệ thống siêu đập thủy điện ‘khủng’ hàng đầu thế giới: Có đập cao gấp rưỡi đập Tam Hiệp, mỗi cái xây dựng hơn 145 nghìn tỷ đồng là chuyện bình thường - Ảnh 5.

Đập Ô Đông Đức

Ngoài 3 siêu đập thủy điện trên, Trung Quốc cũng sở hữu đập thủy điện nổi tiếng khác như Ô Đông Đức. Dự án này tiêu tốn 18,76 tỷ USD, khoảng 440 nghìn tỷ đồng với công suất lắp đặt đạt 10,2 gigawatt.

Ô Đông Đức bắt đầu phát điện vào năm 2020 và dự kiến sản xuất 39 tỷ kWh điện mỗi năm. Với bức tường cao 270 mét, Ô Đông Đức đã trở thành một trong những con đập cao nhất thế giới - cao gấp rưỡi mức 185 mét của đập Tam Hiệp.

Tổng hợp 

Theo Thùy Bảo

Cùng chuyên mục
XEM