Trung Quốc hạn chế sản xuất xi măng gây ô nhiễm, Việt Nam bất ngờ tận dụng được cơ hội xuất khẩu, nhưng vì sao ngành vật liệu xây dựng trong nước vẫn ảm đạm?

10/04/2019 15:02 PM | Kinh doanh

Thị trường vật liệu xây dựng năm qua chứng kiến một điểm sáng duy nhất là việc xuất khẩu mặt hàng xi măng sang Trung Quốc diễn ra vô cùng thuận lợi, với giá trung bình tăng gấp đôi....

Trung Quốc dùng biện pháp hành chính can thiệp thị trường, Việt Nam tận dụng thời cơ đưa xi măng đi xuất khẩu 

Chia sẻ tại buổi lễ giới thiệu Triển lãm quốc tế Vietbuild 2019 tại TPHCM, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho biết ngành xi măng của Trung Quốc vốn có sản lượng rất lớn, lên đến 2 tỉ tấn. 

Tuy nhiên, thời điểm gần đây, nhà chức trách nước này đã sử dụng "bàn tay sắt" để can thiệp, thậm chí nhờ tới lực lượng vũ trang, lập rào chắn ngăn chặn việc đưa xe tải chở xi măng ra khỏi nhà máy.

Động thái điều tiết phi thị trường này được lý giải là nhằm đóng cửa các nhà máy sản xuất xi măng công suất nhỏ, gây ô nhiễm môi trường. Trong ngắn hạn, chính sách trên khiến cho nguồn cầu từ thị trường đại lục tăng cao.

Tận dụng bối cảnh đó, Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu xi măng sang Trung Quốc trong năm vừa qua, đạt con số 30 triệu tấn. Giá  bán trung bình từ 18-20 USD đã tăng lên đến 40 USD.

Nhưng thắng lợi của sản phẩm xi măng chỉ là niềm vui ban đầu, các mảng sản xuất khác của ngành vật liệu xây dựng, điển hình như tôn thép, đều đang gặp khó.

"Sắp tới, giá điện tăng cao, doanh nghiệp trong ngành không thể chạy đua bằng cách giảm giá bán mà phải tìm cách nâng cao năng lực sản xuất", ông Nam cho biết.

Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường vật liệu xây dựng là thị trường bất động sản trong năm 2019 có dấu hiệu "rà phanh".

Trung Quốc hạn chế sản xuất xi măng gây ô nhiễm, Việt Nam bất ngờ tận dụng được cơ hội xuất khẩu, nhưng vì sao ngành vật liệu xây dựng trong nước vẫn ảm đạm? - Ảnh 1.

Việc cơ quan quản lý nhà nước hạ tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tăng dự trữ bắt buộc đối với cho vay bất động sản lên 250% và các dự án đầu tư tại nhiều thành phố lớn ít được phê duyệt là một trong những nguyên nhân mà Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho là ảnh hưởng tới thị trường.


Siết quy định pháp lý, vốn vào bất động sản nhỏ giọt, thị trường vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nói rằng động thái "rà phanh" đối với thị trường bất động sản đang diễn ra. Dư nợ bất động sản đã giảm mạnh, chỉ tăng 5% vào năm 2018, với con số tuyệt đối là 450.000 tỉ đồng.

Theo dự đoán, nguồn cầu của thị trường bất động sản năm 2019 sẽ tăng nhưng nguồn cung thiếu hụt. So với giai đoạn 2009 - 2010, hàng tồn bất động sản giảm 100.000 tỉ đồng. 

Báo cáo mới nhất của công ty DKRA Việt Nam cũng cho thấy sản phẩm căn hộ tại trung tâm Quận 1 của TP.HCM trong quý 1 năm 2019 có sự gia tăng đột biến so với các quý trước, tiệm cận ngưỡng 350 triệu đồng/m2.

Việc cơ quan quản lý nhà nước hạ tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, tăng dự trữ bắt buộc đối với cho vay bất động sản lên 250% và các dự án đầu tư tại nhiều thành phố lớn ít được phê duyệt là những nguyên nhân mà Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho là ảnh hưởng tới thị trường.

"Nguồn tiền sẽ được thay thế bằng dòng vốn nước ngoài thông qua các thương vụ M&A nhưng không thể bù đắp sụt giảm từ nguồn vốn ngân hàng", ông Nam khẳng định.

Thị trường bất động sản không đưa ra lượng hàng hóa nhiều như các năm trước có thể khiến cho hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng bị ảnh hưởng.

Phương Danh

Cùng chuyên mục
XEM