Trung Quốc đang khơi mào chiến tranh thương mại với Mỹ?

04/06/2016 08:47 AM | Kinh tế vĩ mô

Đã 15 năm trôi qua kể từ ngày Tổng thống Bill Clinton thuyết phục Nghị viện Mỹ đồng ý cho Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2000 và các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như cử tri Mỹ đều bắt đầu thất vọng với những lời hữa cải tổ, cải cách hay mở cửa từ chính quyền Bắc Kinh.

Mối quan hệ Mỹ-Trung hiện đang ngày càng ảm đạm, đặc biệt là khi các ứng cử viên chạy đua vào Nhà Trắng có quan điểm chống dối tự do thương mại cũng như đổ lỗi cho chính quyền Bắc Kinh về tình trạng thất nghiệp và không tăng lương trong người dân Mỹ.

Những số liệu mới nhất cho thấy quan hệ kinh tế, thương mại và tài chính giữa 2 nước đang ở trong tình trạng căng thẳng nhất trong vài năm trở lại đây.

Thời gian gần đây, chính phủ Trung Quốc đã đẩy giá đồng Nhân dân tệ xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua so với đồng USD, khiến các doanh nghiệp Mỹ chịu thiệt và đem lại lợi thế cạnh tranh về giá cho các sản phẩm nội địa.

Ngược lại, chính quyền Tổng thống Obama cũng đâm đơn kiện lên tổ chức thương mại quốc tế WTO và đánh thuế vào nhiều mặt hàng công nghiệp của Trung Quốc, từ thịt gà cho đến thép cán nguội.

Tình trạng căng thẳng thương mại giữa 2 nước thậm chí được hâm nóng bởi những quan điểm chính trị trong nước. Tại Mỹ, ngày càng nhiều cử tri có quan điểm bài Trung Quốc, hoặc yêu cầu cường quốc Châu Á này mở cửa thị trường hơn nữa cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Trong khi đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang lo ngại về đà giảm tốc tăng trưởng kinh tế và cố gắng hỗ trợ các ngành sản xuất giữ lợi thế cạnh tranh với công ty nước ngoài, đồng thời giữ thị trường tài chính ở mức ổn định nhất có thể. Đây là lý do cho hàng loạt các quy định bất lợi với doanh nghiệp quốc tế cũng như siết chặt quản lý trên thị trường tài chính trong năm qua.

Chiến tranh thương mại?

Các quan chức Bộ tài chính và Ngoại giao Mỹ sẽ bay đến Bắc Kinh vào tuần tới để đàm phán về các vấn đề thương mại nhằm làm dịu tình hình căng thẳng giữa 2 bên.

Đồng thời, các quan chức Mỹ cũng sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông cũng như tình hình căng thẳng leo thang tại Bán đảo Triều Tiên.

Bên cạnh đó, các quan chức Mỹ cũng sẽ yêu cầu một lời cam kết từ chính quyền Bắc Kinh trong việc thực hiện mở cửa thị trường và chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, như cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh hay giảm sản lượng ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành thép.

Thứ trưởng Bộ tài chính Mỹ Nathan Sheets nhận định Trung Quốc cần tiếp tục thực hiện công cuộc cải cách kinh tế và tránh đi theo lối mòn là phụ thuộc vào mô hình tăng trưởng như trước đây để có thể ổn định nền kinh tế.

Một số nhà phân tích hiện nay cho rằng Chủ tịch Tập Cận Bình đang tập trung vào củng cố quyền lực và thanh trừ tham nhũng mà tạm dừng nỗ lực cải cách kinh tế, qua đó khiến tỷ lệ tín dụng và chi tiêu đầu tư cơ sở hạ tầng tăng, một tín hiệu theo lối mòn tăng trưởng cũ. Theo đó, các chuyên gia cho rằng Chủ tịch Tập có ý định ổn định lại nền kinh tế và xoa dịu các chính trị gia trước khi có bước đi tiếp theo.


Thép cuốn nguội của Trung Quốc

Thép cuốn nguội của Trung Quốc

Trong năm 2015, Trung Quốc đã thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá và cho thị trường tham gia nhiều hơn. Tuy nhiên, chính quyền Bắc Kinh lại quản lý quá yếu kém cơ chế này và để các thị trường tài chính nước này cũng như toàn cầu có một khoảng thời gian biến động mạnh.

Hơn nữa, những tác động ngoài dự tính của việc thay đổi cơ chế tỷ giá đã khiến các quan chức Trung Quốc bị bất ngờ và khiến các nhà lãnh đạo phải đau đầu tìm hướng giải quyết.

Bên cạnh đó, chính quyền Bắc Kinh cũng hỗ trợ các ngành luyện thép, sản xuất than đá và nhiều ngành công nghiệp khác dù nhu cầu nội địa không tăng và tình trạng thừa cung khiến Trung Quốc phải xuất khẩu mạnh những mặt hàng này ra nước ngoài, khiến giá hàng hóa đi xuống và gây thiệt hại cho doanh nghiệp nước khác.

Mới đây, chính quyền Washington áp thuế chống bán phá giá 267% đối với mặt hàng thép cuốn nguội nhập khẩu từ Trung Quốc khi cho rằng mặt hàng này bán dưới mức chi phí sản xuất.

Giám đốc điều hành John Ferriola của tập đoàn thép Nucor Corp cáo buộc Trung Quốc đang tạo nên một “cuộc chiến thương mại” với nước Mỹ khi hỗ trợ ngành sản xuất thép vốn đã dư thừa trong nước.

“Hàng nghìn người Mỹ đã mất việc làm chỉ bởi hành vi thương mại bất hợp lý và không công bằng này”, ông Ferriola nói.

Nền kinh tế Trung Quốc hiện đang tăng trưởng chậm nhất sau nhiều thập niên bùng nổ với tỷ lệ 2 chữ số. Hiện tăng trưởng của nước này được dự báo chỉ đạt 6,7% trong năm nay, mức thấp nhất kể từ sau cuộc khủng hoảng 2008. Tỷ lệ tín dụng và nợ xấu của nước này đang đi lên, số lượng công nhân thất nghiệp ngày càng tăng và sản lượng công nghiệp thì đang vượt xa so với nhu cầu.

Chính quyền Bắc Kinh hiểu rõ tình trạng dư thừa năng suất này, tuy nhiên theo Thủ tướng Lý Khắc Cường, “chúng tôi vẫn phải hành động để ngăn chặn tình trạng thất nghiệp hàng loạt” và đây là nguyên nhân khiến Trung Quốc xuất khẩu sự dư thừa của mình sang các quốc gia khác.

15 năm chờ đợi và thất vọng

Khi Tổng thống Bill Clinton thuyết phục Nghị viện Mỹ đồng ý cho Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2000, mục tiêu của chính quyền Washington là mở cửa thị trường đông dân nhất thế giới cho các doanh nghiệp Mỹ và thông qua thương mại để cải tổ nền kinh tế Trung Quốc.

Tuy nhiên, 15 năm đã trôi qua và các doanh nghiệp, nhà đầu tư cũng như cử tri Mỹ đã bắt đầu thất vọng với những lời hữa cải tổ, cải cách hay mở cửa từ Bắc Kinh.

Nhân công giá rẻ và chi phí thấp đang lấy mất công việc của người Mỹ trong ngành sản xuất, hàng hóa từ Trung Quốc ngày càng nhập khẩu nhiều vào Mỹ khiến các doanh nghiệp nước này chịu thiệt hại. Thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc hiện đã đạt 365 tỷ USD, tương đương 2% GDP của Mỹ.


Chủ tịch Tập Cận bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Chủ tịch Tập Cận bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Tận dụng tình hình này, các ứng cử viên sáng giá trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 đã thu hút nhiều cử tri đang tức giận vì mất việc vào tay người Trung Quốc. Những khu vực chịu ảnh hưởng nặng từ giao thương với Trung Quốc có tỷ lệ ủng hộ khá cao với ứng cử viên Donald Trump, người đe dọa sẽ tăng 45% thuế quan với các mặt hàng Trung Quốc để buộc nước này điều chỉnh lại chính sách.

Chính quyền Tổng thống Barack Obama đã có những động thái thiện chí với Trung Quốc nhằm tiếp cận thị trường đông dân nhất thế giới, qua đó gia tăng sự hợp tác đôi bên cũng như tăng cường vị thế của Bắc Kinh trên toàn cầu.

Tuy nhiên, việc đồng Nhân dân tệ giảm giá xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua đang thực sự khiến các quan chức Mỹ lo ngại.

Chủ tịch Hiệp hội thương mại Mỹ tại Trung Quốc (Amcham China), ông Jeremie Waterman cho rằng nếu Trung Quốc tiếp tục đóng cửa thị trường, khả năng sinh lời từ các khoản đầu tư nước ngoài sẽ giảm và thúc đẩy xu thế rút vốn khỏi thị trường này.

Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc (CCIEE) nhận định hiện khá nhiều doanh nghiệp Mỹ than phirnf rằng các quy định tại Trung Quốc không đru minh bạch và việc hạn chế kinh doanh đầu tư tại thị trường này là có chủ đích.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM