Trung Quốc đang đẩy hàng triệu công nhân ngành than, thép về làm tài xế taxi

29/07/2016 15:02 PM | Kinh tế vĩ mô

Theo hãng tin CNN, việc các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ tập trung xuất khẩu sang tiêu dùng nội địa đang đẩy hàng triệu công nhân trong các nhà máy than và thép trở thành những...tài xế lái taxi.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNN, ông Luo, một tài xế lái taxi cho hãng Didi và cũng là một cựu công nhân ngành thép tỏ ra vô cùng háo hức bởi ông chưa từng nghĩ mình sẽ làm một nghề khác ngoài lao động trong nhà máy.

Ông Luo chỉ là một trong số 1,8 triệu lao động ngành thép và than ở Trung Quốc bị mất việc làm và phải chuyển nghề khi chính quyền Bắc Kinh cố gắng cắt giảm những ngành công nghiệp nặng thừa năng suất cũng như ô nhiễm môi trường này.

Tài xế Luo đã từng làm cho nhà máy sắt thép quốc doanh Vũ Hán tỏng 21 năm, nhưng vào năm 2015, ông quyết đinhụ chuyển nghề thành lái xe cho hãng Didi Chuxing.

Hiện hãng Didi đang có khoảng 530.000 lao động vốn là cựu công nhân của các nhà máy than hoặc thép ở Trung Quốc.

Đối với những cựu công nhân như ông Luo, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế tại Trung Quốc đang gây ra nhiều xáo trộn trong cuộc sống của họ. Ông Lua đã thử tìm kiếm nhiều công việc khác nhau, như tham gia ngành chứng khoán nhưng đều không thích hợp.


Từ lao động ngành than...

Từ lao động ngành than...

Sau đó, một người bạn làm ở Didi đã giới thiệu ông đến với nghề lái taxi chung cho hãng và chỉ 6 tháng 6 đó, ông Luo đã có thu nhập cao hơn cả khi còn làm công nhân ngành thép.

“Trước đây, tôi không biết tý gì về nghề lái xe này. Tuy nhiên, hiện tôi đã cảm thấy tự tin hơn với nghề nghiệp mới và có nhiều thời gian hơn với những đứa trẻ nhà tôi. Mức thu nhập của tôi cũng tăng cao hơn trước”, ông Luo nói.

Thông thường, ông Luo bắt đầu làm từ 6 giờ sáng và làm liên tục 8 tiếng mỗi ngày, sau đó dành thời gian còn lại cho gia đình và con cái.

Mức thu nhập hiện nay của ông Luo cao hơn 2.000 Nhân dân tệ (300 USD) so với thời làm công nhân nhà máy và thời gian cũng thoải mái hơn.

Theo hãng CNN, ông Luo từ chối cho biết tên đầy đủ bởi lao động thất nghiệp từ các công ty nhà nước là một chủ đề khá nhạy cảm và có thể ảnh hưởng đến công việc của ông.

Hiện Trung Quốc đang cố gắng sử dụng nguồn vốn ngân sách để giúp đỡ những người công nhân thất nghiệp như ông Luo hoặc cố gắng bố trí công việc mới cho họ. Trong khi đó, nhiều công ty tư nhân như Didi cũng đang tận dụng cơ hội để tuyển số lao động su thừa này khi họ bị sa thải khỏi lĩnh vực kinh tế quốc doanh.

Mới đây, Didi đã nhận được khoản đầu tư 1 tỷ USd từ Apple và có hàng triệu nhân viên trên khắp Trung Quốc. Công ty này cũng cung cấp những khóa đào tạo cho các nhân viên mới vốn là công nhân bị sa thải hoặc các cựu chiến binh nhằm giúp họ thích nghi nhanh hơn với công việc mới.


...thành tài xế taxi

...thành tài xế taxi

Tất cả những ứng viên lao động của Didi phải vượt qua các bài kiểm tra về lý lịch, phỏng vấn và những bài kiểm tra khác trước khi được tuyển dụng. Họ cũng phải tham gia các khóa huấn luyện từ bảo đảm an toàn giao thông đến phục vụ khách hàng trước khi chính thức làm việc.

Hãng Didi cho biết khoảng 80% lao động của công ty từng là công nhân công nghiệp nặng và hiện mức thu nhập của họ tương đương hoặc thậm chí cao hơn so với nghề cũ.

Nhà máy gang thép Vũ Hán là công ty quốc doanh ngành thép lớn nhất đất nước và hiện hãng này đã sa thải khoảng 40.000 công nhân.

Tháng 6 vừa qua, nhà máy này đã tuyên bố sáp nhập với hãng thép BaoSteel, một công ty thép quốc doanh khổng lồ khác và dự kiến sẽ có nhiều lao động nữa bị sa thải.

Hiện việc chuyển đổi mô hình kinh tế của Trung Quốc đang vấp phải nhiều khó khăn khi tăng trưởng của nước này đang giảm tốc xuống mức thấp nhất trong hơn 25 năm qua.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM