Trong hàng triệu đơn đăng ký gửi về Google, chỉ có 0,2% được tuyển dụng: CEO của họ đã vượt qua câu hỏi "lắt léo" trong cuộc phỏng vấn cách đây 16 năm thế nào?

24/04/2021 10:46 AM | Sống

Màn trả lời xuất sắc của Sundar Pichai đã giúp ông có được công việc mình mơ ước.

Khi đến các cuộc phỏng vấn xin việc, tất cả chúng ta đều muốn đưa ra những câu trả lời khiến bản thân nổi bật hơn so với các ứng viên còn lại. Điều đó có nghĩa là bạn phải biết cách trả lời từng câu hỏi, kể cả những câu hỏi hóc búa được thiết kế để gây khó khăn cho người ứng tuyển.

Nhưng nếu bạn không biết câu trả lời cho câu hỏi thì sao?

Đó là vấn đề mà CEO Sundar Pichai của Google phải đối mặt vào năm 2004, khi ông phỏng vấn lần đầu tiên tại công ty cho vị trí Phó Giám đốc quản lý sản phẩm.

Trong cuộc trò chuyện năm 2017 với các sinh viên tại trường cũ - Học viện Công nghệ Ấn Độ, Pichai đã chia sẻ chi tiết về trải nghiệm phỏng vấn của mình tại một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới.

Trong vài vòng đầu tiên, những người phỏng vấn đã hỏi ông nghĩ gì về Gmail. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ Google vừa công bố dịch vụ Gmail cùng ngày (ngày 1 tháng 4). Lúc đó, Pichai nghĩ rằng: "Phải chăng đó là một trò đùa ngày Cá tháng Tư". Mặc dù vậy, ông vẫn đưa ra câu trả lời rằng ông không thể trả lời câu hỏi này vì bản thân chưa sử dụng sản phẩm.

Pichai hồi tưởng lại cuộc phỏng vấn: "Chỉ trong lần phỏng vấn thứ tư, khi ai đó hỏi ‘Bạn đã xem Gmail chưa? ’ Tôi mới trả lời là ‘chưa’. Vì vậy, anh ấy đã cho tôi xem. Và sau đó người phỏng vấn thứ năm hỏi, "Bạn nghĩ gì về Gmail?" Lúc này, tôi mới có thể bắt đầu trả lời ".

Hầu hết các ứng viên sẽ cố gắng tạo ra ấn tượng trước khi chuyển sang câu hỏi tiếp theo. Pichai đã làm điều hoàn toàn ngược lại và cuối cùng gây ấn tượng với những người phỏng vấn của mình. Sau tất cả, ông đã nhận được công việc.

Đây là lý do tại sao câu trả lời của Pichai lại xuất sắc.

 Trong hàng triệu đơn đăng ký gửi về Google, chỉ có 0,2% được tuyển dụng: CEO của họ đã vượt qua câu hỏi lắt léo trong cuộc phỏng vấn cách đây 16 năm thế nào?  - Ảnh 1.

1. Thể hiện "trí tuệ khiêm tốn"

Thông thường, việc nói với người phỏng vấn rằng bạn không biết câu trả lời sẽ làm giảm một vài điểm. Tuy nhiên, điều này sẽ tốt hơn việc đưa ra một điều gì đó có thể hoàn toàn sai sự thật.

Khoa học cũng đồng ý với quan điểm này. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có "trí tuệ khiêm tốn" - hoặc như người ta nói: "sẵn sàng thừa nhận những gì bạn không biết" - là những người tiếp thu tốt hơn.

Cựu Phó Giám đốc phụ trách hoạt động nhân sự cấp cao của Google Laszlo Bock gọi đó là một trong những phẩm chất hàng đầu mà ông tìm kiếm ở một ứng viên.

Lần tới khi bạn phải đối mặt với một câu hỏi phỏng vấn khó, hãy bình tĩnh và dành một chút thời gian để suy nghĩ trước khi trả lời.

Pichai đã suy nghĩ cẩn thận về câu hỏi: Ông có thể nói gì về điều mà bản thân thậm chí còn chưa nhìn thấy? Vào thời điểm, Gmail là một sản phẩm mới ra mắt, chỉ dành cho những người được mời. Chính vì vậy, ông kết luận rằng việc không biết câu trả lời là có thể chấp nhận được.

2. Đưa ra lý do cho câu trả lời

Thay vì chỉ nói "Tôi không biết", Pichai nói với những người phỏng vấn lý do tại sao ông không biết: ông chưa sử dụng sản phẩm. Bằng cách đó, ông đã thể hiện sự tò mò của bản thân. Đây là đặc điểm mà các nhà tuyển dụng thích ở một ứng viên.

Pichai nhận ra lợi thế của mình: cứ mỗi câu "Tôi không biết" thì đều có cơ hội để học hỏi. Và đến vòng thứ tư, người phỏng vấn đã quyết định đưa sản phẩm cho ông xem.

3. Chuyển hướng cuộc trò chuyện

Sau khi nói về những gì mình không biết, Pichai đã chuyển hướng cuộc trò chuyện để khẳng định những gì mình biết.

Nhìn sơ qua về Gmail đã giúp ông hiểu rõ hơn về sản phẩm. Điều này cho phép ông thể hiện sự thẳng thắn và trí tuệ của bản thân.

Bài học rút ra là việc đưa một câu trả lời trung thực sẽ khiến bạn ghi được điểm đức tính và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Giá trị của việc trung thực về mặt trí tuệ là nó cho bạn cơ hội để thể hiện những gì bạn biết.

Tìm Pichai bên trong của bạn

Trong số hàng triệu đơn đăng ký mà Google nhận được mỗi năm, bạn có ít nhất 0.2% cơ hội được tuyển dụng. Nếu bạn đủ may mắn để vượt qua các vòng và được mời tham gia một cuộc phỏng vấn trực tiếp, hãy nghĩ cách bạn có thể làm nổi bật bản thân và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Làm cho nó có giá trị và khẳng định vị trí của bạn trong 0.2% đó.

Chia sẻ của Tom Pôpmaronis - nhà văn tự do, Giám đốc Cấp cao về Đổi mới Sản phẩm tại Tập đoàn Hawkins trên báo CNBC MakeIt.

Ngọc Nhi

Cùng chuyên mục
XEM