Trên tấm biển Tử Cấm Thành có một mũi tên đen bí ẩn găm hơn 200 năm không ai dám nhổ, câu chuyện đằng sau cực ly kỳ

13/03/2022 13:25 PM | Sống

Mũi tên trên tấm biển Tử Cấm Thành là một biểu tượng lịch sử trong thời đại Hoàng đế Gia Khánh.

Tử Cấm Thành hay còn gọi là Cố Cung là cung điện Hoàng đế Trung Hoa sinh sống suốt 2 triều nhà Minh và nhà Thanh. Cung điện chính là nơi lưu giữ biết bao câu chuyện lịch sử quan trọng suốt hơn 500 năm trời. Ngày nay, Tử Cấm Thành vẫn là địa điểm du lịch hút khách bậc nhất Bắc Kinh, là công trình văn hóa được UNESCO công nhận và là niềm tự hào của người Trung Quốc.

 Trên tấm biển Tử Cấm Thành có một mũi tên đen bí ẩn găm hơn 200 năm không ai dám nhổ, câu chuyện đằng sau cực ly kỳ - Ảnh 1.

Tử Cấm Thành rộng lớn trường tồn với thời gian

Trong Tử Cấm Thành rộng lớn ngày nay vẫn còn ẩn chứa rất nhiều bí ẩn, điều kỳ thú mà không phải ai cũng biết. Du khách tham quan khi đi qua Long Tông Môn - một khu vực cũng rất hút khách nếu để ý kỹ sẽ thấy điều đặc biệt, đó là ngay trên tấm biển đề tên có cắm một mũi tên đen. Mũi tên này đã găm chặt ở đây từ hơn 200 năm trước và nhiều khả năng sẽ ở lại đó vĩnh viễn, không bao giờ được tháo ra.

 Trên tấm biển Tử Cấm Thành có một mũi tên đen bí ẩn găm hơn 200 năm không ai dám nhổ, câu chuyện đằng sau cực ly kỳ - Ảnh 2.

Mũi tên đen này đã cắm ở đây hàng thế kỷ, chứng kiến bao biến động thời đại

Long Tông Môn nằm ở ngay phía tây quảng trường Càn Thanh Môn - sảnh chính lớn nhất toàn bộ cung điện. Cánh cổng dẫn vào Long Tông Môn có ý nghĩa khá quan trọng, tôn nghiêm, đã từng nhiều lần là nơi nghênh đón quan tài Hoàng đế vào Nội đình nếu nhà vua băng hà bên ngoài Tử Cấm Thành. Thời xưa, tất cả các vương công đại thần nếu không có chỉ tuyên triệu thì không được phép tự tiện tiến vào Long Tông Môn. Vậy vì sao tiền nhân lại để một mũi tên cắm tại vị trí quyền uy như vậy? Việc nhổ mũi tên ra chắc chắn không hề khó khăn, nhưng tại sao lại không ai dám nhổ?

 Trên tấm biển Tử Cấm Thành có một mũi tên đen bí ẩn găm hơn 200 năm không ai dám nhổ, câu chuyện đằng sau cực ly kỳ - Ảnh 3.

Long Tông Môn là khu vực nằm ngay cạnh sảnh chính lớn nhất cung điện

Xuất xứ của mũi tên đen bí ẩn là cả một câu chuyện không vui trong lịch sử thời nhà Thanh, cụ thể là vào đời vua Gia Khánh (1760 - 1820). Vào thời kỳ ông trị vì, một cuộc nổi dậy có tên Bạch Liên giáo nổ ra tại Trung Quốc. Khởi nghĩa này do những người nông dân bất mãn lập nên với mục tiêu lật đổ chính quyền nhà Thanh. Vào năm 1804, nhóm Bạch Liên Giáo đã thực hiện một cuộc tấn công ngông cuồng vào thẳng cung điện Tử Cấm Thành dù số lượng người chiến đấu không nhiều.

Khi đó, Hoàng đế Gia Khánh không có ở kinh thành. Thái tử Miên Ninh (sau là Hoàng đế Đạo Quang) là người phải giải quyết cuộc tấn công bất ngờ này. Một trận hỗn chiến đẫm máu đã xảy ra tại Long Tông Môn. Và trong trận chiến đó, trong cảnh loạn lạc, một mũi tên tình cờ đã cắm thẳng vào tấm biển đề tên Long Tông Môn. Sau một hồi giao tranh không lâu, nhóm nông dân khởi nghĩa thua cuộc.

 Trên tấm biển Tử Cấm Thành có một mũi tên đen bí ẩn găm hơn 200 năm không ai dám nhổ, câu chuyện đằng sau cực ly kỳ - Ảnh 4.
 Trên tấm biển Tử Cấm Thành có một mũi tên đen bí ẩn găm hơn 200 năm không ai dám nhổ, câu chuyện đằng sau cực ly kỳ - Ảnh 5.

Mũi tên rất nhỏ nhưng lại ẩn chứa nỗi lòng lớn của nhà vua

Sau khi Hoàng đế Gia Khánh trở về, ông mới được thông báo sự tình và đến Long Tông Môn xem xét. Nhà vua đã nhìn thấy mũi tên đen đặc biệt vẫn đang cắm sâu vào tấm biển mà các cung nhân chưa kịp dọn dẹp. Gia Khánh đã đưa ra một mệnh lệnh bất ngờ, đó là chiếc mũi tên phải được để đó, không ai được gỡ xuống.

Nhà vua cho rằng đây chính là một lời nhắc nhở để thức tỉnh bản thân phải luôn tỉnh táo, giữ vững giang sơn trong mọi hoàn cảnh, không được chủ quan như sự kiện Bạch Liên Giáo. Bản thân ông tự cảm thấy mình là người trị vì cả thiên hạ mà lại để xảy ra chuyện như vậy quả thực rất mất mặt. Và không chỉ để cảnh tỉnh chính mình, mũi tên còn phải ở lại đó mãi mãi để răn đe con cháu nhà Thanh về sau.

 Trên tấm biển Tử Cấm Thành có một mũi tên đen bí ẩn găm hơn 200 năm không ai dám nhổ, câu chuyện đằng sau cực ly kỳ - Ảnh 6.

Có người cho rằng nó là biểu tượng đáng xấu hổ của triều đình, nhưng Gia Khánh lại có cách nghĩ rất khác

Nhiều triều thần đã cố gắng thuyết phục nhà vua cho rút mũi tên xuống trong nhiều năm vì cho rằng nó chính là nhân chứng của trận chiến, của đổ máu, là biểu tượng bị tấn công không hề đáng tự hào. Thế nhưng tất cả đều bị Gia Khánh từ chối. Thậm chí ông còn ra lệnh ai dám rút nó xuống sẽ bị xử tử. Vì vậy, mũi tên đen này đã được lưu giữ trên tấm bảng hơn 200 năm. Sau khi thời đại phong kiến sụp đổ, chính quyền Trung Quốc cũng đồng ý rằng nó vẫn sẽ tiếp tục được giữ lại như lệnh vua Gia Khánh, vì đây chính là một nhân chứng thú vị của lịch sử, quá khứ.

Nguồn: 163

Theo Chi Chi

Cùng chuyên mục
XEM