Trẻ hay nhai đồ chơi, bìa sách, BS cảnh báo: Cha mẹ đừng chủ quan tưởng trẻ mọc răng

12/03/2022 16:30 PM | Sống

Con biếng ăn thường nhai đồ chơi, nhai bìa hay sách nhiều phụ huynh nghĩ em đang mọc răng, nhưng đây lại dấu hiệu quan trọng trẻ thiếu vi chất.

Trường hợp của bé N.A.M (2 tuổi, Vĩnh Phúc) bé thường lấy bìa sách của anh để gặm ăn. Lúc đầu, gia đình bé nghĩ bé đang tuổi mọc răng lên mới thích gặm đồ vật. Chị H (mẹ bé M) theo dõi tới 2 tháng không một chiếc răng nào mọc, thậm chí bé còn bỏ ăn chỉ gặm bìa sách. Khi mẹ cố lấy bìa sách không có bé gặm thì bé lăn ra ăn vạ, vật vã.

Nhìn con ăn kém, còi cọc nên chị H đã đưa bé M đi khám. Kết quả bất nhờ bác sĩ nói bé bị thiết vi chất, nên mới có những triệu chứng gặm bìa giấy như vậy. Được biết bé M bị thiếu sắt và kẽm khá trầm trọng.

PGS.TS.BS Trần Thanh Tú – Trưởng khoa Nhi tổng quát, Phó viện trưởng, Bệnh viện Nhi Trung Ương cho hay: "Bố mẹ rất là khó nhận biết được tình trạng thiếu kẽm và thiếu sắt của em bé trong quá trình nuôi dưỡng, mà chỉ biết được khi đứa trẻ có hậu quả của thiếu kẽm và thiếu sắt gây ra".

Thiếu sắt, kẽm không có triệu chứng, nên cha mẹ thường chủ quan không bổ sung sắt kẽm cho con. Tuy nhiên, việc thiếu sắt và kẽm trong thời gian dài sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nguy cơ thiếu máu, giảm khả năng tập trung, giảm chỉ số thông minh, trẻ dễ mệt mỏi, giảm sức đề kháng, ăn không ngon miệng, ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ khi trưởng thành.

Hậu quả thiếu kẽm và sắt kéo dài đối với một đứa trẻ gây ảnh hưởng rất nhiều các cơ quan, đặc biệt sự phát triển trí não, đứa trẻ mệt mỏi, giảm chú ý, dễ cáu gắt, đứa trẻ dễ nhiễm trùng do hệ miễn dịch không phát triển, đứa trẻ sẽ kém ăn, chậm phát triển về chiều cao và cân nặng.

 Trẻ hay nhai đồ chơi, bìa sách, BS cảnh báo: Cha mẹ đừng chủ quan tưởng trẻ mọc răng - Ảnh 1.

Trẻ hay ăn bìa giấy, khăn cần phải lưu ý, ảnh minh hoạ.

Một số dấu hiệu điển hình khi trẻ đã có một thời gian dài thiếu kẽm, sắt:

- Suy giảm đề kháng, trẻ dễ ốm vặt

- Thèm ăn các những thứ không phải là thực phẩm như giấy bìa, khăn, đất…

- Biểu hiện trên da và niêm mạc: da tái, da xanh, niêm mạc nhợt.

- Móng tay, móng chân mỏng

- Lưỡi khô, dễ bị sung viêm.

- Mệt mỏi, hay ngáp vặt, buồn ngủ, học tập thiếu tập trung, dễ cáu gắt.

- Tóc móng giòn dễ gãy, móng tay có những khía, hoặc vạch trắng.

- Rối loạn giấc ngủ.

- Kém hấp thu, chậm tăng cân.

- Chậm phát triển chiều cao.

- Dễ mắc các bệnh về da mẩn ngứa và dị ứng.

- Gây thiếu máu.

Để đảm bảo con không bị thiếu kẽm, sắt cũng như các vi chất khác, phụ huynh cần:

Khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, tăng cường sử dụng thực phẩm giàu sắt, kẽm như các loại thịt, hải sản, các loại đậu, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, các loại rau củ,...

Tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, 6 tháng một lần, phòng chống nhiễm giun sán, tiêu chảy.

Sử dụng thực phẩm bổ sung các vi chất kẽm, sắt như như hạt nêm, bánh quy, bột mì, bột dinh dưỡng, sữa, cốm,...

Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa kẽm, sắt cùng đồng gluconate, vitamin C, vitamin B12... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Nên lựa chọn sản phẩm có chứa cả sắt và kẽm đồng thời.

Khi lựa chọn sản phẩm dinh dưỡng bổ sung sắt và kẽm thì cân bằng hàm lượng là cực kỳ quan trọng, nên chọn sản phẩm nào vừa sắt vừa kẽm nó tương đương nhau thì khi uống vào, ăn vào nó hấp thu được tốt.

Theo Ngọc Minh

Cùng chuyên mục
XEM