Trào lưu chụp ảnh phong cách Tây Tạng ở Sa Pa gây tranh cãi, đẹp mê ly nhưng lợi bất cập hại “tại sao ở Việt Nam mà cứ muốn lai nước ngoài?”

09/02/2022 10:18 AM | Sống

Vấn đề này cũng đã tạo nên những luồng tranh luận gay gắt, nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra.

Thời gian gần đây, dân mạng liên tục lan truyền những bộ ảnh các cô gái chàng trai Việt trong trang phục Tây Tạng, chụp ngoại cảnh ở Sa Pa. Phong cách hoá người Tây Tạng bỗng dưng trở thành trào lưu hot được không ít khách du lịch lựa chọn khi đến các điểm du lịch như Đà Lạt, Sa Pa.

Trào lưu chụp ảnh phong cách Tây Tạng ở Sa Pa gây tranh cãi, đẹp mê ly nhưng lợi bất cập hại “tại sao ở Việt Nam mà cứ muốn lai nước ngoài?” - Ảnh 1.
Trào lưu chụp ảnh phong cách Tây Tạng ở Sa Pa gây tranh cãi, đẹp mê ly nhưng lợi bất cập hại “tại sao ở Việt Nam mà cứ muốn lai nước ngoài?” - Ảnh 2.
Trào lưu chụp ảnh phong cách Tây Tạng ở Sa Pa gây tranh cãi, đẹp mê ly nhưng lợi bất cập hại “tại sao ở Việt Nam mà cứ muốn lai nước ngoài?” - Ảnh 3.
Trào lưu chụp ảnh phong cách Tây Tạng ở Sa Pa gây tranh cãi, đẹp mê ly nhưng lợi bất cập hại “tại sao ở Việt Nam mà cứ muốn lai nước ngoài?” - Ảnh 4.

Nhiều bạn trẻ ưa chuộng phong cách Tây Tạng

Mặc dù, trào lưu này được cho là góp phần thu hút du khách đến với Sa Pa, tạo cơ hội cho người dân địa phương tăng thêm nguồn thu nhờ mở ra thêm các loại hình dịch vụ mới. thế nhưng lợi bất cập hại, trào lưu này dần dần đang khiến người Việt làm mất đi bản sắc các dân tộc vốn có. Sẽ chẳng ai nhớ về Sa Pa trong hình ảnh các em bé mặc trang phục H'mong, Tày,... một nét vốn dĩ rất riêng và độc đáo.

Vấn đề này cũng đã tạo nên những luồng tranh luận gay gắt, nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra.

- Không tán thành với việc này, vùng Tây Bắc nước ta, ngay cả đến Sapa cũng có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, có rất nhiều trang phục truyền thống mang đậm chất người đồng bào của nước ta, tại sao cứ phải mượn thiên nhiên hùng vĩ của ta để quảng bá cho một nơi nào đó. Nên nhớ quảng bá du lịch bằng hình ảnh là cách dễ làm nhất. 

- Vấn đề không phải là sở thích hay thị hiếu của du khách hay tăng chút doanh thu, mà phải làm sao để phát triển du lịch bền vững, cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch mang bản sắc giá trị văn hóa Việt. Du khách thấy lạ thì người ta thích, nhưng như thế không có nghĩa là du nhập thập cẩm mọi thứ, thậm chí phản cảm về để làm du lịch. Điều này càng không nên có ở những khu du lịch nổi tiếng với du khách trong và ngoài nước. Cần có cách làm bài bản và lâu dài, nghiên cứu phát triển cái của riêng mình và thúc đẩy nó thì mới bền vững được.

- Thật nhiều người vào bình luận yêu cầu mặc thế nọ thế kia rồi chê bai các bạn trẻ không biết trang phục dân tộc Việt Nam nó đẹp thế nào, mình thấy thật vô lý chắc các bác không lên Sa Pa bao giờ? Chỗ cho thuê quần áo họ rất nhiều đồ dân tộc Việt Nam, mình cũng lên và thuê mặc chụp ảnh, nhưng nếu có mấy bộ này mình cũng thuê cho người nhà mình mặc chụp, nó đẹp, lạ, mới mẻ sao các bác cứ phải khó tính bắt người ta mặc gì chụp ảnh?

Trào lưu chụp ảnh phong cách Tây Tạng ở Sa Pa gây tranh cãi, đẹp mê ly nhưng lợi bất cập hại “tại sao ở Việt Nam mà cứ muốn lai nước ngoài?” - Ảnh 5.
Trào lưu chụp ảnh phong cách Tây Tạng ở Sa Pa gây tranh cãi, đẹp mê ly nhưng lợi bất cập hại “tại sao ở Việt Nam mà cứ muốn lai nước ngoài?” - Ảnh 6.
Trào lưu chụp ảnh phong cách Tây Tạng ở Sa Pa gây tranh cãi, đẹp mê ly nhưng lợi bất cập hại “tại sao ở Việt Nam mà cứ muốn lai nước ngoài?” - Ảnh 7.

Một cảnh đẹp vốn dĩ rất Việt Nam lại trở thành không gian để check in cho giống ở Hàn Quốc...

Trước đó, cây hồng cổ nổi tiếng ở thôn Khê Hạ, xã Ninh Xuân (huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình) bên cạnh chiếc cổng lợp ngói đã thu hút sự quan tâm của một bộ phận lớn khách du lịch. Các dịch vụ cho thuê đồ Hàn Quốc, Nhật Bản,... cũng nhanh chóng mọc lên tại đây để tạo điều kiện cho các bạn trẻ "sống ảo" chân thật như đang du hý nước ngoài.

Một số người còn chuẩn bị hẳn trang phục như du lịch xứ Kim Chi, vô tình biến hoá khung cảnh vốn dĩ rất đẹp ở Việt Nam trở thành một khung cảnh tưởng chừng chỉ có ở Hàn Quốc.

Theo Hạ Phong

Cùng chuyên mục
XEM