Tránh được các đợt phong tỏa do Covid, mức lương ở Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng cao nhất trên toàn cầu vào năm 2021

26/12/2020 14:36 PM | Kinh doanh

Mức lương ở Châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ tăng với tốc độ cao nhất trong các khu vực trên thế giới vào năm 2021.

Mức lương ở Châu Á Thái Bình Dương được dự báo sẽ tăng với tốc độ cao nhất trong các khu vực trên thế giới vào năm 2021, một tín hiệu cho thấy các nhà tuyển dụng tin rằng khu vực này đang vùng lên giữa những khó khăn của cơn đại dịch.

Các mức lương ở Châu Á Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng trung bình 4,3% trong năm tới, so với mức 3,2% vào năm 2020, ngay cả khi mức lương toàn cầu giảm (Theo một báo cáo mức lương mới được công bố hôm thứ Năm của công ty tư vấn ECA International.)

Sau khi tính đến lạm phát, người ta tính được rằng tăng trưởng lương thực tế trung bình trong khu vực là 1,7% - vượt xa mức tiêu chuẩn toàn cầu là 0,5%, mặc dù tỷ lệ lạm phát trung bình cũng với mức tương đương.

10 quốc gia hàng đầu

Indonesia dẫn đầu mức tăng lương năm 2021 trong top 10 (Top 10 bao gồm 8 quốc gia châu Á Thái Bình Dương thống trị). Quốc gia Đông Nam Á này được dự báo sẽ có mức tăng lương thực tế là 3,8% vào năm 2021, so với mức 2,6% vào năm 2020.

Vị trí thứ hai trong tăng trưởng tiền lương thực tế thuộc về Israel với mức 2,8%, chỉ cao hơn một chút so với các quốc gia đồng hạng ba là Singapore và Thái Lan với mức 2,7%. Colombia, cũng ở mức 2,7%, là quốc gia ngoài Châu Á Thái Bình Dương thứ hai lọt vào top 10.

"Rất ít quốc gia được dự đoán sẽ tăng đáng kể mức tăng lương thực tế vào năm 2021, nhưng vẫn có những ngoại lệ đối với khu vực Châu Á Thái Bình Dương."

Top 10 dự báo tăng lương thực tế trên toàn cầu

Tránh được các đợt phong tỏa do Covid, mức lương ở Châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ tăng cao nhất trên toàn cầu vào năm 2021 - Ảnh 1.

Hàng năm, Khảo sát Xu hướng Tiền lương của ECA sẽ được tiến hành từ tháng 8 đến tháng 9 với 370 nhà tuyển dụng đa quốc gia trên 68 quốc gia và một loạt các ngành công nghiệp.

Lee Quane, giám đốc khu vực châu Á của ECA International, cho rằng thành quả của năm nay là do "năng suất tăng bền vững ở nhiều quốc gia châu Á" bất chấp cuộc khủng hoảng covid-19.

"Hoa Kỳ và các nước Trung Đông đang xem xét tăng lương một cách thận trọng hơn", Lee Quane - Giám đốc khu vực Châu Á, ECA Quốc tế nhận xét.

Nhìn chung, Châu Á Thái Bình Dương đã tránh được các đợt phong tỏa toàn diện so với các khu vực khác, mở đường cho sự phục hồi kinh tế nhanh hơn. Như vậy, chỉ có 22% nhà tuyển dụng được khảo sát trong khu vực sẽ "đóng băng lương" vào năm 2021, so với mức 36% cùng kỳ năm 2020.

Tuy nhiên, các khu vực khác trên thế giới vẫn đang gặp khó khăn trong việc ngăn chặn virus, có thể phải đối mặt với tình trạng suy thoái kinh tế kéo dài và hậu quả là tiền lương bị ảnh hưởng.

Ông lưu ý: "Mặc dù nhiều quốc gia Châu Á Thái Bình Dương đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng các công ty có trụ sở tại các khu vực khác trên thế giới như Hoa Kỳ và các nước Trung Đông thì lại xem xét tăng lương một cách thận trọng hơn".

Châu Á - Thái Bình Dương tập trung gửi tiền

Một nước đi đầu trong khu vực - Singapore - được dự báo sẽ tăng lương thực tế với mức 2,7%, ngay cả khi tỷ lệ lạm phát cao hơn bình thường 0,3%.

Trung Quốc cũng dự kiến sẽ tăng lương 2,3% sau lạm phát. Quane cho rằng đó là do khả năng phục hồi của đất nước đối với đại dịch.

"Mức lương thực tế của người dân Hong Kong sẽ thuộc hàng thấp nhất trong khu vực.", Lee Quane - Giám đốc khu vực châu Á, ECA Quốc tế

Ông nói: "Nền kinh tế Trung Quốc dường như đã vượt qua tác động của đại dịch Covid-19 tốt hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực, và điều này được phản ánh qua mức lương dự báo sẽ tăng trở lại vào năm 2021."

Trong khi đó, Hong Kong là một nơi khác biệt nhất trong khu vực. Trung tâm kinh tế toàn cầu phải đối mặt với tác động kép của tiền lương vào năm 2020 trong bối cảnh đại dịch, cùng với những căng thẳng chính trị xã hội đang diễn ra. Mức lương ở đây dự kiến sẽ phục hồi 3% vào năm 2021, nhưng lạm phát ước tính là 2,4%, do đó, tăng trưởng lương thực tế chỉ đạt 0,6% - thấp hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực.

Quane lưu ý: "Mức lương thực tế của người dân Hong Kong sẽ là một trong những mức thấp nhất trong khu vực. So sánh với tốc độ tăng lương thực tế dự kiến ở các khu vực khác của Châu Á Thái Bình Dương thì điều này khá bất lợi, nó có thể cản trở mức độ phục hồi của nền kinh tế Hồng Kông sau cuộc suy thoái hiện tại".

Tham khảo: CNBC

Mộc Dương

Từ khóa:  lương , châu Á
Cùng chuyên mục
XEM