Tốt nghiệp bằng đỏ Ngoại thương, Kinh tế... nhưng mãi không tìm được việc: Một cựu sếp lớn ngành FMCG chỉ ra lỗi tư duy và căn bệnh 'sĩ phu bất đắc chí' của người trẻ

28/11/2019 07:04 AM | Kinh doanh

Doanh nhân Thái Phạm nhận định người trẻ sẽ tiếp tục thất bại và thất bại rất nặng nề trong công việc và không doanh nghiệp nào tuyển dụng nếu tiếp tục giữ lối suy nghĩ theo mô hình K.S.A.

Căn bệnh ‘Sĩ phú bất đắc chí’ ở giới trẻ

Vốn đang là một doanh nhân sáng lập cộng đồng kinh doanh Happy Live và từng làm việc tại một tập đoàn lớn ngành FMCG, Thái Phạm thường được các bạn trẻ đặt ra các câu hỏi như: "Anh ơi em mới ra trường 2 năm liệu em có nên đi học IELTS, Toefl để đi du học hay không?" Hoặc: "Anh ơi em phải làm bao năm ở vị trí quản lý thì em mới nên đi học cao học tiếp?"

Đặc điểm chung của những bạn trẻ này được anh nhận định là: Họ luôn nghĩ rằng tôi chỉ cần giải quyết tất cả vấn đề về thăng tiến, sự nghiệp bằng cách kiếm một bằng cấp cao hơn.

"Điều này thoạt tiên nghe rất chính đáng bởi có rất nhiều người nói không học thì làm sao phát triển được? Không học thì làm sao tiến lên hay tiến bộ được? Thực sự câu trả lời và vấn đề đặt ra không sai nhưng sai nằm ở tư duy.", Thái Phạm cho biết.

Đặc biệt tất cả các bạn trẻ này khi gặp khó khăn trong cuộc sống việc đầu tiên họ nghĩ là gì, đi học để kiếm một bằng cấp, dùng bằng cấp đó xin vào một công ty có tên tuổi, danh tiếng và họ an nhàn với công việc và có được thu nhập thụ động là lương hàng tháng. Họ nghĩ rằng bằng cấp có thể đổi cho bạn một mức lương nào đó.

Trường hợp thứ hai là những người trẻ gặp một vấn đề khó khăn trong sự nghiệp như không thăng tiến hay phát triển được việc đầu tiên họ nghĩ là đi học. Đó có thể là tìm cách để học ngoại ngữ tốt hơn, phát âm tốt hơn rồi tiếp tục đi du học hoặc đi học MBA. Vì họ nghĩ rằng khi học MBA hoặc đi du học về xong khi quay trở về Việt Nam thì công ty nào đó có tên tuổi sẽ tự động trải thảm đỏ rước họ vào trong công ty của mình và trả mức lương xứng đáng.

"Tôi xin hứa với các bạn nếu bạn nghĩ như vậy và nghĩ rằng học tập là chìa khóa để giải quyết được mọi vấn đề và bạn tiếp tục nghĩ như thế thì đây là cánh cửa ngắn nhất dẫn tới thất bại nặng nề trong sự nghiệp của bạn. Bạn tin tôi đi bạn sẽ trở thành 1 người sĩ phu bất đắc chí. Họ là những người có học, có kiến thức nhưng không đạt được thỏa chí của mình. Và rồi bạn sẽ quay ra chửi cuộc đời này thật bất công với bạn bởi bạn có một bồ kiến thức, một bồ kinh nghiệm. Và bạn có những thứ hay ho nhưng cuộc đời không tận dụng nó, không tận dụng chất xám của bạn. Rồi bạn nói xã hội này, Việt Nam có quá nhiều thứ bất cập. Tôi học bao nhiêu thứ như vậy nhưng xã hội này không sử dụng tôi", Thái Phạm gay gắt nhận định.

Tốt nghiệp bằng đỏ Ngoại thương, Kinh tế... nhưng mãi không tìm được việc: Một cựu sếp lớn ngành FMCG chỉ ra lỗi tư duy và căn bệnh sĩ phu bất đắc chí của người trẻ - Ảnh 1.

Mô hình K.S.A

Doanh nhân này cho rằng đây là con đường ngắn nhất để dẫn tới thất bại và nguyên nhân là bởi những người trẻ này vẫn hoạt động theo mô hình K.S.A (Knowledge – Skils – Attitude).

Theo đó K là Knowledge- Kiến thức. Thái Phạm cho rằng những người trẻ đi theo mô hình này có niềm tin lớn vào giá trị của bằng cấp hay thương hiệu của các trường theo học. Ví dụ một người học đại học Ngoại thương, kinh tế hay kinh tế luật hay đại học tài chính và dán nhãn vào đó. Khi ra trường với tấm bằng đỏ trên tay họ hy vọng rằng những công ty lớn sẽ trải thảm đỏ để mời mình. Họ nghĩ rằng mình có lợi thế cạnh tranh so với người khác.

"Tôi hứa với bạn rằng ngày hôm nay đã không còn theo mô hình K.S.A", Thái Phạm khẳng định.

S ở đây là Skill - Kỹ năng. Một số người trẻ đi làm ở công ty 2-3 năm và nghĩ rằng mình có kinh nghiệm. Ví dụ thường gặp mà các bạn trẻ làm marketing ở một công ty trong 2 năm, thành thục với chuyên quảng cáo, viết content, design hay lên kế hoạch chiến dịch và nghĩ rằng bạn đang làm một việc rất tốt có 2 năm kinh nghiệm và sẽ nhảy việc.

"Thực sự bạn nghĩ đang tập trung vào kỹ năng, bằng cấp và tin rằng sẽ có công ty trải thảm đỏ đón về để cho bạn mức lương chỉ tăng 15% hoặc 20% so với công ty cũ. Và bạn hài lòng rằng họ đã trả lương cao hơn trong thị trường lao động. Thực tế bạn đang bị nhầm. Bạn đang theo mô hình rất cũ: Đi học lấy bằng, khi có bằng rồi thì bạn nghĩ rằng sẽ phải có đủ kinh nghiệm ở công ty to", doanh nhân này nhận định.

Thực tế anh cho rằng những người này không được học nhiều từ môi trường làm việc. Họ không học được gì trong 1 hay 2 năm làm việc nhưng thường ghi vào resume hay CV là có 1 năm kinh nghiệm làm ở vị trí gì đó. Thực tình mô hình này sẽ không giúp bạn tiến xa thậm chí Thái Phạm cho rằng đây con đường ngắn nhất dẫn đến thất bại trong sự nghiệp.

A ở đây là Attitude - Thái độ. Thái Phạm cho biết thời gian khi còn làm tại doanh nghiệp lớn ngành FMCG, anh từng phỏng vấn nhiều người có trình độ từ MBA ở Mỹ, Anh, Úc hoặc BA học tại Úc, Anh, Nhật, Hàn Quốc. Tuy nhiên Thái Phạm luôn gặp những thái độ là: Ở đây thì liệu em được làm cái gì? Ở đây em được lương bao nhiêu? ở đây liệu em học hỏi được cái gì? Nhưng những người này chưa bao giờ hỏi nhà tuyển dụng một điều là: Ở đây em được đóng góp như thế nào cho sự phát triển của công ty? Ở đây em được làm cái gì giúp công ty phát triển? Chưa bao giờ hỏi anh rằng ở đây có những thách thức gì, vấn đề nào cần họ giải quyết. Những người như vậy được Thái Phạm đánh giá thất bại dù có bằng cấp chuyên môn cao.

Thực ra mô hình K.S.A không hề mới, các nghiên cứu trên thế giới từng chỉ ra rằng đây là 3 điều tạo ra năng lực của một người. Trong đó 85% thành công của mỗi người là nằm ở kỹ năng và thái độ. Quan trọng nhất là thái độ, đặc biệt với người châu Á. Kiến thức đóng góp phần thành công của con người nhưng chỉ ở mức 15%.  

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM