Tôi và chồng đã đã mất khoảng 30% thu nhập vì virus corona, nhưng với kế hoạch tài chính gồm 5 bước, chúng tôi sẽ quản lý tốt

16/04/2020 14:50 PM | Kinh doanh

Chồng tôi và tôi đã ngồi xuống để kiểm kê lại ngân sách và thiết lập một chuẩn mực mới tạm thời. Chúng tôi phải phân tích xem chúng tôi cần bao nhiêu tiền để bù vào khoản tiền mà chúng tôi đã mất. Và tính ra khoảng 2.680 USD.

Đầu tuần trước, điều đầu tiên tôi không mong đợi đã đến: Một trong những khách hàng của tôi sẽ tạm ngừng hợp đồng trong tương lai gần. Và chúng chiếm khoảng 20% thu nhập hàng tháng của tôi.

Vài giờ sau, chồng tôi đi xuống từ góc văn phòng mới (hay còn gọi là cái bàn trong phòng ngủ) và báo cho tôi biết rằng công ty của anh ấy sẽ giảm 10% lương trong tương lai gần.

Mặc dù tôi biết rằng điều này sẽ đến, nhưng bỗng dưng một ngày mọi thứ hiện ra trước mắt - chúng tôi phải thiết lập lại ngân sách của mình cho đến khi mọi thứ trở lại bình thường.

Chồng tôi và tôi đã ngồi xuống để kiểm kê lại ngân sách và thiết lập một chuẩn mực mới tạm thời. Chúng tôi phải phân tích xem chúng tôi cần bao nhiêu tiền để bù vào khoản tiền mà chúng tôi đã mất. Và tính ra khoảng 2.680 USD.

Đây là kế hoạch chúng tôi đã đưa ra để bù đắp tổn thất của mình và hy vọng sẽ bù đắp sự khác biệt trong tương lai.

1. Giảm chi tiêu cá nhân

Điều đầu tiên chúng tôi quyết định cắt giảm đó là chi tiêu cá nhân của mỗi người. Chồng tôi và tôi có một cách độc đáo để theo dõi chi tiêu của cả 2 - Chris lo về mảng nhu yếu phẩm (khoản vay thế chấp, điện, thực phẩm, ....) vì thu nhập của anh ấy ổn định 2 lần một tháng. Còn tôi thì chi trả cho những thứ trong khả năng của mình (tài khoản tiết kiệm khẩn cấp của gia đình, tài khoản học hành của con gái, hưu trí,...)

Cả hai chúng tôi đều tự chi trả các chi phí cá nhân của riêng mình gồm quần áo, giải trí,.... bằng thẻ tín dụng cá nhân riêng. Bằng cách cắt giảm những chi tiêu cá nhân đó, mỗi tháng 2 chúng tôi tiết kiệm được 1.500 USD.

2. Giảm tiền tiết kiệm khẩn cấp

Chúng tôi mỗi tháng đều bỏ ra một khoản tiền vào tài khoản tiết kiệm khẩn cấp, và đó là nhiệm vụ của tôi, vì chúng tôi bỏ tiền vào thời điểm nào tùy ý (lương của tôi không được phát cố định theo ngày). Hoặc thậm chí chúng tôi có thể bỏ tiền vào tài khoản tiết kiệm cuối tháng.

Mục đích của tài khoản tiết kiệm khẩn cấp là để giúp bạn trong những dịp như thế này, vì vậy, tiếp tục duy trì khoản tiết kiệm này khi cả 2 chúng tôi đều bị giảm thu nhập là điều vô nghĩa. Thay vào đó, chúng tôi quyết định lấy số tiền mà tôi thường sẽ đưa vào tài khoản đó để chi tiêu cho nhu cầu hàng tháng của gia đình. Có nghĩa là hàng tháng tôi sẽ có cho gia đình thêm 1000 USD để chi tiêu.

3. Giảm tài khoản tiết kiệm đi học của con gái

Công việc của tôi là nộp một số tiền nhất định mỗi tháng vào cả hai tài khoản tiết kiệm đại học cho con gái. Mặc dù đây là điều khiến tôi đau đớn nhất nhưng giảm số tiền đóng góp vào tài khoản này tạm thời có hữu ích. Tôi sẽ giảm 90 USD từ mỗi tài khoản, do đó, mỗi tháng chúng tôi có thêm 180 USD để chi tiêu chung trong gia đình.

4. Thiết lập một kế hoạch dự trù

Những thay đổi tôi kể trên có hiệu quả ngay tại thời điểm này, nhưng nếu vì lý do nào đó trong tương lai chúng tôi cần nhiều hơn, chúng tôi muốn biết chắc rằng số tiền đó chúng tôi sẽ phải lấy từ đâu.

Chúng tôi sẽ luôn có thêm tiền nếu chúng tôi "mượn" từ tài khoản tiết kiệm khẩn cấp và tài khoản đi học của con gái, nhưng số tiền hiện tại trong tài khoản tiết kiệm đó giờ chúng tôi chắt chiu được vẫn chưa được dùng đến, và chúng tôi có thể rút khi nào mình cần.

Mặc dù luôn mong muốn mình không cần phải đụng đến khoản tiền đó khi mọi thứ trở nên khó khăn, nhưng khoản tiền tiết kiệm đó cũng giúp chúng tôi yên tâm phần nào.

5. Theo dõi các khoản khấu trừ

Chúng tôi vẫn luôn ghi lại những số tiền mình đã "ăn gian" của khoản tiết kiệm khẩn cấp và tài khoản của con gái, chúng tôi hy vọng rằng khi mọi thứ trở về trạng thái ban đầu, chúng tôi có thể bù lại những số tiền đã "ăn gian" đấy.

Nếu không được nữa thì hy vọng mình không động đến khoản tiết kiệm khẩn cấp đã chắt chiu, chúng tôi sẽ dùng khoản đó để chi tiêu cho các nhu cầu trong tương lai và không bớt đi khoản tiết kiệm đại học cho con gái nữa.

Chúng tôi hướng đến một mục tiêu cụ thể là không đụng đến tiền tiết kiệm hưu trí của riêng mình như hiện tại, hy vọng chúng tôi sẽ không đụng đến nó trong tương lai. Trong khi đó, những kế hoạch chi tiết tỉ mỉ như trên đã giúp tôi cảm thấy mình đã làm tốt nhất có thể trong tầm kiểm soát của bản thân.


Tôi và chồng đã đã mất khoảng 30% thu nhập vì virus corona, nhưng với kế hoạch tài chính gồm 5 bước, chúng tôi sẽ quản lý tốt - Ảnh 1.

Mai Phương

Cùng chuyên mục
XEM