“Tôi cho anh 20 tỷ nhưng cuối cùng anh vẫn nghèo”: Nghèo tư duy là cái nghèo bền vững nhất, không sớm thay đổi đừng bao giờ mơ mộng giàu sang

03/06/2019 11:16 AM | Sống

Điều duy nhất trên thế giới "không làm vẫn có" đó chính là nghèo đói. Nếu bạn thấy mình đang mắc kẹt vào hố sâu của "suy nghĩ nghèo nàn", thì bạn phải đứng dậy và bước về phía trước đi. Làm ơn, hãy hành động trước khi quá muộn.

01

Gần đây có một câu nói phổ biến: "Nghèo đói giới hạn trí tưởng tượng của bạn." Bạn ắt hẳn đã từng thấy những người tiêu tiền cho những thứ họ thích mặc dù giá cả rất cao. Có người chịu chi hàng chục triệu đồng cho chiếc túi xách hàng hiệu Gucci, hay chiếc kẹp giấy trị giá 4,5 triệu đồng, tô phở chọc trời trên tầng 66 của tòa nhà Landmark 81 có giá gần 1 triệu đồng, thậm chí những vật dụng đồ chơi dành cho thú cưng của giới nhà giàu có giá vài triệu đồng... 

Những người bình thường nghĩ rằng đó là thứ "trên trời", nhưng với giới người giàu, nó là những mặt hàng thiết yếu hàng ngày. 

Nhưng điều thực sự khủng khiếp ẩn sau sự nghèo khổ đó là bạn vô tình đắm chìm trong hố sâu của "suy nghĩ nghèo nàn" và không thể trèo ra. Bởi vì bạn không biết rằng bạn đang ở trong hố. Giống như một con ếch trong giếng, tầm nhìn bị thu hẹp và phạm vi hiểu biết của ếch chỉ bằng cái miệng giếng.

Tại sao bạn nghèo? Vì không có tiền.

Tại sao có người nghèo tư duy? Bởi vì rất lâu rồi mà bạn không có tiền chi trả cho những thứ "vượt tầm giá trị" của bạn. 

Không phải nghèo tiền bạc mà là nghèo tư duy!

Nhiều người thích nói điều này: "Nếu tôi có tiền, tôi sẽ làm tốt hơn điều các tỷ phú đang làm", "Nếu tôi có tiền, nó chắc chắn tôi sẽ là người giàu nhất." Trên thực tế, họ có thể không làm được như vậy. Những người đã nghèo trong một thời gian dài, ngay cả khi họ trở nên giàu có, sẽ sớm trở nên nghèo. Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia đã thực hiện một cuộc khảo sát: Trong 20 năm qua, những người trúng giải độc đắc xổ số châu Âu và Mỹ, trong vòng năm năm, tỷ lệ phá sản lên tới 75%.

Có một chương trình trên Internet tương đối hot, được gọi là "Nhà giàu, Nhà nghèo" nói về sự chênh lệch lớn trong cuộc sống của người giàu và người nghèo. Luật chơi là trong một tuần, cả hai gia đình sẽ sống trong điều kiện của đối phương và tiêu số tiền như đối phương tiêu hàng ngày. Trước khi đổi vị trí cho nhau,  gia đình nghèo chỉ có 150 bảng mỗi tuần và gia đình giàu có có 3.000 bảng mỗi tuần. Sau khi đổi vị trí, gia đình nghèo không hạnh phúc.

Việc đầu tiên của gia đình nghèo là ra ngoài ăn uống thả ga những thức ăn, đồ uống mà bấy lâu họ chưa bao giờ có cơ hội thưởng thức. Còn về phần người giàu sau khi đến nhà người nghèo, họ không nản lòng mà chủ động đối mặt với nơi họ tìm thấy một nơi ấm áp và đáng yêu từ cuộc sống của họ. Và bắt đầu quản lý tiền bạc, công việc và suy nghĩ về tất cả những thứ có ý nghĩa trong cuộc sống.

Cuối cùng, thông qua chương trình, khán giả hiểu rõ rằng người giàu là người giàu, dựa vào thái độ tích cực, quyết tâm vững chắc, khái niệm rõ ràng, tầm nhìn rộng, nỗ lực và kiên trì liên tục. Nếu bạn không hiểu điều này, ngay cả khi tiền từ trên trời rơi xuống, nó sẽ đến nhanh và đi nhanh.

“Tôi cho anh 20 tỷ nhưng cuối cùng anh vẫn nghèo”: Nghèo tư duy là cái nghèo bền vững nhất, không sớm thay đổi đừng bao giờ mơ mộng giàu sang  - Ảnh 1.

02

Có trường hợp tôi tận mắt chứng kiến: Ở quê có những hộ gia đình được đền bù mặt bằng vì chính sách mở đường, xây dựng cơ sở hạ tầng... Có khoản tiền lớn trong tay, ai nấy đều hồ hởi. Người gửi tiết kiệm, người mua nhà, và bắt đầu kinh doanh. Một số ít đến các sòng bạc bí mật, dồn tiền vào các trò đỏ đen với hi vọng tiền đẻ ra tiền. Thắng đâu không thấy, chỉ thấy thua liên tục. Cứ như vậy, trong vòng chưa đầy một năm, nhiều người đã mất hết tài sản, vốn liếng và nợ ngập đầu không biết vay ai để trả.

Tại sao điều này xảy ra? Vì họ có tiền, nhưng hành vi của họ vẫn phụ thuộc vào tư duy nghèo.

Điều này giống như một sự không phù hợp giữa giấc mơ và khả năng, khi khả năng không cho phép, sẽ dẫn đến nỗi đau. Điều tương tự cũng đúng khi kiến ​​thức và sự giàu có không phù hợp.

Tại sao người nghèo không thể thoát khỏi lời nguyền của nghèo đói?

Sau mười năm nghiên cứu, nhà kinh tế học người Mỹ Mullinson và nhà tâm lý học Shafir cuối cùng đã tìm thấy câu trả lời: lý do cơ bản khiến người nghèo không thể thoát nghèo là tâm lý "thiếu gì cầu đó",  nghĩa là bạn càng thiếu thốn trầm trọng thứ gì, bạn càng mong muốn những thứ đó. Ví dụ, nhiều người nông dân nhận được tiền cứu trợ trước tiên sẽ nghĩ về việc ăn một bữa ăn no say thay vì đầu tư hoặc giáo dục con cái...

Ở Ấn Độ, có một chợ rau, người nghèo sống ở đó rất đông. Họ vay 1000 rupee mỗi ngày từ người giàu để lấy hàng với số tiền lời là 50 rupee. Sau khi bán các món ăn, thu nhập có thể sẽ là 1100 rupee. Trả lại người giàu số tiền là 1.050 rupee, chỉ kiếm được 50 rupee.

Trên thực tế, những người tiểu thương này chỉ cần tiết kiệm 5 rupee mỗi ngày, dựa vào hiệu ứng lãi gộp, chỉ mất 50 ngày, họ không cần vay tiền từ người giàu. Sau đó thu nhập của họ sẽ tăng mạnh. Kinh tế đi lên nằm trong tầm tay bạn, nhưng tất cả những người tiểu thương này đều nhất định vay tiền của người giàu và trả cho người giàu 50 rupee mỗi ngày.

Trong chín năm qua, người giàu trở nên giàu hơn mà không cần làm việc, còn người nghèo thì làm việc chăm chỉ và kết quả càng nghèo hơn. Mullinson nói: Những người nghèo trong tình trạng thiếu thốn trầm trọng cái gì trong một thời gian dài sẽ bị giảm đáng kể khả năng nhận thức và phán đoán của họ vì họ quá chú ý đến các vấn đề trước mắt và không có kế hoạch xem xét đầu tư và các vấn đề phát triển dài hạn. 

Nói cách khác, nếu một người nghèo quá lâu, anh ta sẽ trở nên ngu ngốc và bốc đồng. Họ sẽ rơi vào một vòng luẩn quẩn như vậy: Thiếu tiền - chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền, trở nên bốc đồng và mất kiểm soát - giảm tinh thần - nhận thức và quyết định sai lầm - khủng hoảng vì thiếu tiền trầm trọng -  vòng luẩn quẩn.

“Tôi cho anh 20 tỷ nhưng cuối cùng anh vẫn nghèo”: Nghèo tư duy là cái nghèo bền vững nhất, không sớm thay đổi đừng bao giờ mơ mộng giàu sang  - Ảnh 2.

03 

Làm thế nào chúng ta có thể thoát khỏi suy nghĩ nghèo nàn?

Thứ nhất: Lập kế hoạch những việc quan trọng và để tâm tới nó

Lập kế hoạch, những gì chúng ta đang làm hôm nay để chúng ta có ngày mai tốt hơn. Tương lai thuộc về những người đưa ra quyết định ngày hôm nay, dù cho quyết định đó rất khó khăn để đưa ra. Càng nghèo, họ càng cần phải tự lên kế hoạch cho cuộc sống của mình.

Đại học Harvard đã thực hiện một nghiên cứu. Họ đã tìm thấy một nhóm những người trẻ tuổi có hoàn cảnh xuất thân và IQ không mấy khác biệt. 27% trong số họ không có kế hoạch cho tương lai, 60% có kế hoạch cho cuộc đời họ nhưng rất mơ hồ, 10 % người có kế hoạch chi tiết nhưng ngắn hạn và chỉ 3% có kế hoạch dài hạn.

Sau 25 năm, gần như những người có các kế hoạch dài hạn đã trở thành một người xã hội thượng lưu. Những người có kế hoạch ngắn hạn đã trở thành  bác sĩ hay luật sư. Những người có kế hoạch mờ nhạt sống ở trong xã hội thấp hơn, họ không biết nên làm gì cả nhưng họ đặc biệt hi vọng rằng con cái họ sẽ có một tương lai tốt đẹp; Những người không có kế hoạch nào đã trở thành tầng lớp thấp nhất của xã hội và họ thường phàn nàn cả ngày. Những gì khảo sát này cho thấy: kế hoạch cuộc sống khác nhau sẽ tạo nên sự khác biệt giữa giàu và nghèo.

Do đó, để thoát khỏi suy nghĩ nghèo nàn, cần phải đặt trọng tâm vào những điều quan trọng. Đó là phát triển một kế hoạch cuộc sống rõ ràng, ngắn hạn dài hạn, và sau đó từng bước để đạt được nó.

Thứ hai: Làm điều quan trọng nhất, không phải là điều cấp bách nhất

Đối với các nhiệm vụ quan trọng nhất, nếu bạn không hành động, có thể trì hoãn thời gian và đánh mất cơ hội. Do đó, hầu hết tất cả giới thượng lưu đều hiểu sự thật: ưu tiên làm điều quan trọng nhất. Những điều nhỏ nhặt luôn ở vị trí thứ hai, cho dù khẩn cấp như thế nào. Bằng cách này, bạn luôn có thể nắm bắt những điểm chính và không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc hoặc tác động trong quá trình xử lý.

Khi bạn đã sẵn sàng để lên kế hoạch, hãy đề ra giải pháp xử lý tốt 20% của việc quan trọng nhất. Khi phần này được thực hiện, nó sẽ tạo ra 80% kết quả! Do đó, hãy cố gắng tập trung năng lượng của bạn và đừng để bị phân tán và chia rẽ bởi những điều nhỏ nhặt.

Thứ ba: Đi đến hành động

Nhiều người hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, nhưng họ vẫn không thể có một cuộc sống tốt đẹp. Lý do là họ đề ra nhưng bỏ dở, không làm tới nơi tới chốn. Bạn phải tự động viên chính mình. Khi bạn làm tốt việc này, trong mọi trường hợp, hãy  nhìn vào mặt tích cực của vấn đề và sau đó đẩy nó tiến lên.

Có một câu nói rất hay: điều duy nhất trên thế giới "không làm vẫn có" đó chính là nghèo đói. Nếu bạn thấy mình đang mắc kẹt vào hố sâu của "suy nghĩ nghèo nàn", thì bạn phải đứng dậy và bước về phía trước đi. Ngồi và chờ đợi, bạn không bao giờ thay đổi được điều gì, bởi vì không có gì có thể đạt được nếu không hành động. Mặc dù thế giới thật tàn khốc, miễn là bạn sẵn sàng bước đi, sẽ luôn có những con đường mở ra và ánh sáng phía cuối con đường luôn đón chào những ai biết nỗ lực và cố gắng thoát khỏi nghèo đói và nghèo tư duy.

Xuân Thảo

Cùng chuyên mục
XEM