Toàn cầu chạy đua với vắc xin Covid-19, tại sao cường quốc như Nhật Bản lại "im hơi lặng tiếng"?

10/06/2021 08:33 AM | Xã hội

Tại sao Nhật Bản không sản xuất vắc xin Covid-19? Người phụ trách công ty dược cho biết, chỉ dựa vào sức của một công ty nào đó sẽ là điều gây hạn chế.

Nhật Bản đang nằm ngoài cuộc đua vắc xin Covid -19

Theo một bài báo đăng tải trên trang Nikkei Trung Quốc vào ngày 1 tháng 6, đã hơn một năm kể từ khi bùng phát dịch Covid-19 , vắc xin Pfizer và các loại vắc xin khác của châu Âu và Mỹ đang được đẩy mạnh nghiên cứu phát triển và sản xuất hàng loạt, tại sao là một cường quốc, Nhật Bản vẫn chưa ráo riết tham gia vào cuộc chạy đua vắc xin và tung ra sản phẩm?

Nhiều người thắc mắc rằng, liệu có những yếu tố cản trở kế hoạch sản xuất vắc xin Covid-19 của Nhật Bản là gì?

Về vấn đề này, tờ Nhật báo Kinh tế Nikkei đã phỏng vấn ông Atsushi Manabe, chủ tịch của Daiichi Sankyo, người đã cho rằng công ty họ bắt đầu thử nghiệm lâm sàng loại vắc xin Covid-19 vào tháng 3 năm 2021.

Những khó khăn khi đầu tư vào vắc xin Covid-19

PV: Việc phát triển vắc xin nội địa của Nhật Bản tương đối chậm chạp?

Ông Atsushi Manabe: Không chỉ công ty Daiichi Sankyo, các công ty dược phẩm Nhật Bản đang có sự do dự khi đầu tư vào vắc xin.

Chính phủ Nhật Bản đã không đầu tư đủ ngân sách để hỗ trợ phát triển vắc xin. Để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao cần đầu tư quy mô lớn. Cho dù nó có thể mang lại lợi nhuận hay không thực sự cũng rất quan trọng.

Nếu chỉ dựa vào một công ty nào đó thì nguồn lực cũng có hạn, cần phải thảo luận về cách đảm bảo an toàn vắc xin, trợ cấp và hệ thống mua sắm dưới sự lãnh đạo của chính phủ.

Bản đồ dữ liệu về vắc xin Covid-19 được sản xuất trong nước tại Nhật Bản. Ảnh từ bản đồ dữ liệu Asahi Shimbun về vắc xin Covid-19 được sản xuất trong nước ở Nhật Bản.

Vắc xin Covid-19 của công ty chúng tôi, như Pfizer và Moderna, sử dụng phương pháp tiếp cận ‘RNA thông tin (mRNA)’. Sau một năm phát triển, vắc xin này đã bước vào giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vào tháng 3/2021. Điều này được đánh giá là đã nhanh hơn so với việc nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin trước đây.

Bây giờ có thể được sản xuất với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, nếu phải sản xuất số lượng dùng đủ cho 50 triệu người ngay lập tức thì vẫn khó khăn.

 Toàn cầu chạy đua với vắc xin Covid-19, tại sao cường quốc như Nhật Bản lại im hơi lặng tiếng? - Ảnh 1.

PV: Daiichi Sankyo đã tuyên bố vào nửa đầu những năm 2010 rằng "sẽ trở thành nhà sản xuất vắc xin hàng đầu trong nước", kế hoạch này giờ ra sao?

Ông Atsushi Manabe: Năm 2011, chúng tôi thành lập liên doanh với Viện nghiên cứu Kitasato để tham gia sản xuất vắc xin, tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng của nhà máy gặp nhiều khó khăn và không thể đạt được nguồn cung ổn định. Chúng tôi đã rất đau đầu.

Trong trường hợp này, công ty chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu thêm về mRNA. Tuy nhiên, trước khi bước vào thử nghiệm lâm sàng, cần có các thử nghiệm để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của thuốc, việc áp dụng vào thực tế không hề đơn giản. Cũng cần có thời gian để có thể tạo ra mRNA đồng nhất.

Trước đây, chúng ta giao việc sản xuất cho các trường đại học, nhận thức về trình độ quản lý chất lượng cũng chưa đủ mạnh.

 Toàn cầu chạy đua với vắc xin Covid-19, tại sao cường quốc như Nhật Bản lại im hơi lặng tiếng? - Ảnh 2.

Atsushi Manabe Ảnh từ Nikkei Chinese Net

PV: Liệu các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn được yêu cầu để được phê duyệt sản xuất và kinh doanh có thể thành hiện thực?

Ông Atsushi Manabe: Trong bối cảnh vắc xin Covid-19 đã phổ biến trên toàn thế giới, rất khó để tuyển dụng những người chưa được tiêm, tức là thiếu tình nguyện viên số lượng lớn có thể tham gia thử nghiệm. Và vì vậy, rất khó để đạt được các thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn theo yêu cầu về số lượng của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.

Chúng tôi cũng đã trao đổi với Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi rằng, ví dụ chúng tôi có thể thực hiện một biện pháp để đảm bảo an toàn, ngay cả khi dữ liệu thử nghiệm lâm sàng nhỏ, miễn là nó có tác dụng tương tự như vắc xin Pfizer cũng có thể được chấp thuận tạm thời. Nếu không có một hệ thống như vậy, việc phát triển vắc xin ở Nhật Bản sẽ khó khăn hơn.

 Toàn cầu chạy đua với vắc xin Covid-19, tại sao cường quốc như Nhật Bản lại im hơi lặng tiếng? - Ảnh 3.

PV: Khi nào vắc xin do Daiichi Sankyo sản xuất sẽ được sử dụng thực sự?

Ông Atsushi Manabe: Chúng tôi dự định đưa vào sử dụng vào năm 2022, nhưng còn tùy thuộc vào tình trạng thử nghiệm lâm sàng.

Điều quan trọng nữa là có thể phải làm ra sản phẩm khác biệt có hiệu lực mạnh so với các loại vắc xin hiện có. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề về bảo quản và vận chuyển, và chúng tôi đang xem xét các cách để tạo ra sự khác biệt. Một lựa chọn khác là làm đông khô vắc xin và sau đó có thể dễ dàng vận chuyển ở nhiệt độ phòng.

*Theo Nikkei, Sina

Vân Hồng

Cùng chuyên mục
XEM