"Tinh thần nhà sáng lập" quan trọng tới mức nào mà cả Apple, Dell hay HP đều phải vất vả tìm lại?

21/07/2016 15:46 PM | Kinh doanh

Một vài quyền lực trong doanh nghiệp có sức mạnh hoặc có thể tạo dựng động lực trong một ngành công nghiệp lớn hơn rất nhiều so với năng lượng, sự tập trung và khả năng của những người sáng lập nên công ty.

Tinh thần của người sáng lập có thể thể tạo ra một giá trị khổng lồ cho công ty đó, và điều này có thể trở thành sự thật một thời gian dài sau khi người đó ra đi. Nhưng nếu để mất đi tinh thần của người sáng lập ấy, một doanh nghiệp có thể nhìn thấy chính mình nhanh chóng bị hủy hoại.

Hãy nhìn vào những thăng trầm của ba công ty trong ngành công nghiệp máy tính dưới đây – Dell, Hewlett-Packard và Apple như những ví dụ cụ thể.

Kể từ khi được thành lập vào năm 1984 trong phòng ký túc của Michael Dell, Dell đã đánh dấu một cột mốc của thế giới như một công ty phát triển nhanh nhất trong hai mươi năm đầu tiên. Tuy vậy, sau khi ông rời khỏi ghế CEO và công ty trải qua những cuộc chuyển giao ở vị trí quản lý, Dell bắt đầu đi xuống. Điều này đã dẫn tới việc trở lại của người thành lập công ty, người cuối cùng đã làm nên bước chuyển kỳ diệu bằng việc lấy lại công ty của mình (trước đó được đồng sở hữu với các nhà đầu tư Silver Lake) và trở thành giao dịch chuyển sang tư nhân lớn nhất trong lịch sử.

Khao khát của Michael Dell là biến công ty một lần nữa trở thành “startup lớn nhất trong lịch sử” nhờ vào nguồn năng lượng thần kỳ ở Dell và nó đang được thực thi rất tốt. Sự hài lòng từ khách hàng đã được hồi phục, và sự thỏa mãn từ nhân viên cũng ở vào mức cao nhất trong lịch sử công ty. Công ty đã tạo nên một trong những cuộc thu mua công nghệ lớn nhất (EMC). Michael nói rằng: “Tiếng nói của tôi trở nên vang vọng cùng với tinh thần của người sáng lập.”

CEO của Hewlett-Packard Meg Whitman đã ngụ ý rất nhiều trong bài phỏng vấn với Havard Business Review (HBR) khi nói về nỗ lực của mình để trở lại công ty. Điều đáng chú ý ở đây là bà đã đề cập nhiều lần đến việc cố gắng tìm lại và làm mới những đặc trưng mà HP từng có khi công ty ở thời kỳ hoàng kim và vẫn còn được xem như một trong những công ty được dẫn dắt bởi người sáng lập chịu trách nhiệm cho sự phát triển của thung lũng Sillicon. ‘Bởi vậy chúng tôi đã trở lại với nguyên tắc làm việc khi mới được thành lập, và công ty cũng đã đồng ý.”, bà nói với HBR. “Thật khó để hủy đi DNA của người sáng lập và nó là một điều đáng mừng của HP.”

Đến hôm nay, đội ngũ của bà đã chia HP thành hai công ty riêng biệt, xây dựng cấu trúc với việc thuê thêm 85000 nhân viên và khoản đầu tư gia tăng vào nghiên cứu và phát triển. Gần đây trong năm 2016, giá trị của hai công ty mới đã không còn sụt giảm, giúp các nhà đầu tư hi vọng rằng tinh thần của người sáng lập đã trở lại.

Và tất nhiên, mọi người đều biết về lịch sử của việc Steve Jobs rời khỏi Apple, việc gỡ nút thắt cho công ty và sự thay đổi thần kỳ khi Jobs quay trở lại điều hành công ty trở thành công ty có giá trị lớn nhất hành tinh. Hôm nay, những người quan sát đang thảo luận và chờ xem liệu rằng Apple có kế thừa được tinh thần của người sáng lập trong kỷ nguyên sau khi Jobs ra đi.

Đó không phải là một sự trùng hợp khi ba trong số những công ty nổi tiếng nhất về máy tính, trong thời kỳ thăng trầm của họ, có một câu chuyện để nhìn lại người sáng lập của họ, với những nguyên tắc và hành vi cũng như bài học họ đặt ra trong thời điểm những công ty này đứng trên đỉnh cao. Bài nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng kinh nghiệm của ngành công nghiệp máy tính – những lúc thịnh lúc suy của tinh thần người sáng lập – là một chủ đề sâu xa cho mọi ngành công nghiệp khác.

Chúng ta sẽ bắt đầu kiểm nghiệm câu hỏi vì sao một số công ty dường như có được tất cả vào thời kỳ họ mới xuất hiện – bao gồm vị trí dẫn đầu cả thị trường rộng lớn, một nhãn hàng nổi tiếng và khả năng thu hút tài năng – lại thường mất đi năng lượng tươi trẻ và động lực trong khi một số khác lại có thể làm mới mình (thậm chí ngay cả ở mức độ rất lớn), cũng như tiếp tục hấp dẫn rất nhiều người tài?

Nói cách khác, vì sao rất nhiều công ty càng ngày càng đi xuống, vướng vào quan liêu tham nhũng, trở nên mất phương hướng trên thương trường, trong khi những số khác vẫn giữ được chỗ đứng của mình và giành lấy những lợi ích của họ? Và điều gì đã định hướng họ trên con đường đó? Những tín hiệu nào mà một công ty nên tìm kiếm để thấy rằng nó đang đi xuống một cách đột ngột, nhanh chóng?

Trong suốt 4 năm tại Bain & Company, người viết đã hiểu được lý do vì sao một vài công ty lại quan liêu, trở nên chậm chạp, mất phương hướng và động lực trong khi những công ty khác thì không.

Kết luận được dựa trên nghiên cứu bao quát, cho thấy gần 85% trường hợp những căn nguyên là từ bên trong (cũng giống với các giải pháp sau cùng) và rằng họ quay lại ba bộ quy phạm và hành vi từ bên trong – những thứ mà chúng ta gọi là “tinh thần của người sáng lập” – thường được thể hiện bởi một người sáng lập mạnh mẽ và đầy tham vọng. Sự hiện diện của ba đặc điểm này chính là nguyên do chính để những công ty “non trẻ” đánh bại các đối thủ đương thời vô cùng giàu có và lớn mạnh. (Chúng ta có thể nhớ tới GoPro – công ty đã lấy được thị phần sản xuất camera nhỏ từ tay Sony hay Netflix, không phải là công ty về mạng máy tính, đã tạo ra doanh nghiệp sản xuất Internet trên TV đầu tiên).

Ngược lại, chính sự mất mát tinh thần của người sáng lập thường là lý do chính khiến những công ty lớn như HP vướng vào quan liêu và mất đi định hướng của mình mặc dù sở hữu một khối lượng tài sản đồ sộ và cơ hội nắm giữ thị trường khổng lồ.

Ba yếu tố của tinh thần người sáng lập được trình bày trong nghiên cứu là “một sứ mệnh nổi dậy” – cách công ty tạo nên sự khác biệt ở bên ngoài và tạo nguồn cảm hứng từ bên trong, “sự ám ảnh từ bên ngoài” – điều chúng ta thấy được từ bản năng xây dựng lập trường cá nhân của Michael Dell và bởi những bước đi của ông để phát triển doanh nghiệp, cũng như thúc đẩy các nhân viên làm việc trực tiếp với khách hàng, “quan niệm của người sở hữu” – điều được thể hiện qua vốn tư nhân và việc chuyển đổi của Dell từ công ty cổ phần công khai sang công ty sở hữu tư nhân.

Chúng tôi đã kiểm nghiệm chi tiết những đặc trưng của 200 công ty với các chuyên gia hiểu rõ về những công ty này, và thấy rằng những công ty duy trì được các yếu tố thuộc về tinh thần người sáng lập thì đều có tỉ lệ đứng đầu cao hơn 5 lần so với những công ty không làm được điều đó. Những công ty lớn như Google, AB InBev, Apple và IKEA là những ví dụ tiêu biểu cho thứ mà chúng ta gọi là “những kẻ nổi loạn có quy mô”.

Đây là những công ty duy trì được đặc tính thời kỳ đầu ngay cả khi họ đã phát triển với quy mô lớn hơn. Mặc dù những công ty này chỉ chiếm khoảng 7%, chúng ta vẫn thấy rằng họ thống lĩnh đến hơn một nửa giá trị trên thị trường cổ phiếu toàn cầu hàng năm. Đây là những ngôi sao quý giá trong nền kinh tế đầy năng động.

Chúng tôi tin rằng có 4 chỉ dẫn về hành động trong nghiên cứu đối với các những người lãnh đạo:

• Tinh thần của người sáng lập là một tài sản mang tính chiến lược lâu dài mà cần phải được quản lý và thảo luận, cũng như cần được phát huy đầy đủ giá trị để trở thành trọng điểm hướng tới thành công.

• Nếu không được giữ gìn, tinh thần người sáng lập sẽ bị bào mòn theo năm tháng – cũng giống như bất kỳ tài sản có giá trị khác.

• Tinh thần người sáng lập vô cùng quan trọng trong việc làm cho công ty giữa được sức trẻ, năng lượng, khả năng bứt tốc, sự phóng khoáng, sự thích nghi và từ đó, thu hút các nhân tài.

• Tinh thần người sáng lập có thể được sử dụng như một biện pháp để đánh giá công ty đang lớn lên một cách tích cực hay tiêu cực, và ở trường hợp tệ nhất, trở nên quan liêu và dễ sụp đổ trước làn sóng thâm nhập của những công ty được dẫn dắt bởi người sáng lập khác.

Một vài tín hiệu cảnh báo rằng công ty của bạn đang mất đi những tài sản quan trọng có thể được tìm ra trong những câu trả lời cho một loạt câu hỏi khi chúng tôi gợi ý đưa ra những mức độ khác nhau của doanh nghiệp và những phòng ban khác nhau trong toàn bộ công ty. Ngay cả những công ty phát triển nhất khi thực hiện cuộc điều tra này cũng khám phá ra những vấn đề chưa hiện ra trên bề nổi.

Hầu hết các công ty đều đi xuống nhanh chóng khi mất đi tinh thần của người sáng lập, và thậm chí họ còn không biết rằng điều này xảy ra cho đến khi quyết định và hành động của họ chậm lại đến một nhịp độ rất nguy hiểm và những nhân tài cũng sẽ chuyển sang nộp hồ sơ vào những công ty khác để có được triển vọng tốt hơn.

Nhưng mọi chuyện không nhất thiết phải đi theo con đường đó. Những công ty có nhận thức về tinh thần của người sáng lập, tránh được con đường cũ kỹ mà những công ty vướng vào quan liêu và làm theo các hướng dẫn thực tiễn để bảo tồn những giá trị đã làm nên thành công của họ sẽ không bị đi xuống. Họ có thể tiếp tục phát triển và giữ được bản sắc của riêng mình.

Minh Hằng

Cùng chuyên mục
XEM