Tính không cẩn thận đã khiến tôi thất bại trong công việc: Đừng để tan tành cả sự nghiệp chỉ vì một lỗi nhỏ!

28/08/2019 10:15 AM | Sống

Ranh giới giữa việc bất cẩn và vô trách nhiệm quá mong manh. Và giới hạn cho tính bất cẩn không thể thay đổi được của tôi đã khiến tôi gặp không ít rắc rối trong công việc.

Bất cẩn, cẩu thả, không cẩn thận luôn là những tính từ mà tôi được cô giáo "ưu tiên" sử dụng để miêu tả mình trong số liên lạc. Từ thời điểm mà tôi có thể nhận thức được, tôi đã là một người được đánh giá là cẩu thả vô cùng. Lần nào đi họp phụ huynh về, mẹ tôi cũng phàn nàn về nội dung phản ảnh của các cô giáo chỉ xoay quanh việc tôi đã cẩu thả như thế nào trong những bài kiểm tra.

Mọi người đều mắc lỗi, con người là ví dụ điển hình cho sự không hoàn hảo. Những sai lầm dù lớn hay nhỏ đều có thể xảy ra mà con người ta đều phải có những dự tính để phòng ngừa. Nhưng nếu để việc đó lặp đi lặp lại quá nhiều lần thì đó thực sự là lỗi của bạn.

Tính không cẩn thận đã khiến tôi thất bại trong công việc: Đừng để tan tành cả sự nghiệp chỉ vì một lỗi nhỏ!  - Ảnh 1.

Những thảm họa từ việc bất cẩn

Lúc nhỏ, tôi chưa ý thức được những bất lợi của sự không cẩn thận sẽ tác động nhiều tới mình đến như vậy. Khoảng thời gian đi học, khi cuộc sống chỉ xoay quanh gia đình và trường lớp thì những rắc rối tôi gây ra sẽ là tôi tự lãnh hậu quả. Còn khi đã đi làm, khi bắt đầu phải làm quen với khái niệm teamwork và xử lý công việc, mọi thứ dần trở thành thảm hoạ với tôi.

Năm hai đại học tôi có đi làm thêm vị trí nhân viên sale cho một công ty tìm nhà cho người nước ngoài. Do tính chất công việc mà tôi phải làm việc với hợp đồng rất nhiều. Rắc rối bắt đầu từ những điều khoản tôi phải đưa ra cho khách hàng khi họ tới một căn hộ mới.

Có rất nhiều lần tôi đã ghi sai hợp đồng cho khách khiến họ khá khó chịu và mất thời gian của cả hai bên cũng như làm giảm uy tín của tôi và công ty.

Tính bất cẩn đã đưa tôi đến hết tình huống dở khóc dở cười này đến những thảm hoạ mà không chỉ mình tôi lãnh chịu hậu quả. Có lần, deadline khách hàng đã đến gần kề nhưng tôi nhìn lịch lộn ngày, khiến team bị khách mắng "tưng bừng" vì trễ deadline cho khách. Và còn rất nhiều tình huống rắc rối nho nhỏ nữa mà thức tỉnh tôi phải thay đổi, tôi nhận ra là mình không thể cứ mãi như thế này.

Tôi đã vượt qua tính bất cẩn của mình như thế nào?

Sau nhiều rắc rối gây ra trong cuộc sống cũng như công việc, tôi nhận ra rằng mình thực sự phải làm một điều gì đó để thay đổi. Đối với tôi, phạm sai lầm là chuyện bình thường. Nếu bạn vì bất cẩn mà đã phạm sai lầm? Đừng hoảng hốt, chúng ta là con người và đôi khi chúng ta cũng phạm sai lầm. Tránh chỉ trích bản thân hoặc đặt mình xuống khi bạn mắc phải những sai lầm này.

Các nghiên cứu tâm lý học gần đây cho thấy có hai cách phổ biến mà não phản ứng sau khi bạn mắc lỗi. Trường hợp thứ nhất là khi bạn mắc lỗi bất cẩn, não bộ của bạn sẽ tự phản ứng lại như một lời nhắc nhở và bạn sẽ tự hỏi lại bản thân mình rằng điều gì đã xảy ra? Trường hợp thứ 2 là khi bạn mắc lỗi không cẩn thận, bộ não sẽ phản hồi lại một cách tiêu cực và bạn cho rằng nó chính là mối đe dọa đáng sợ, điều này khiến cho bộ não tránh hoàn toàn không suy nghĩ đến hành động đó nữa.

Những người trong nghiên cứu trả lời theo cách đầu tiên có nhiều khả năng học hỏi từ những sai lầm của họ và thay đổi hành vi của họ hơn. Những người trả lời theo cách thứ hai là những người sống khép kín hoàn toàn, họ luẩn quẩn trong những hành vi bất cẩn của mình và lặp đi lặp lại sai lầm đó.

Tính không cẩn thận đã khiến tôi thất bại trong công việc: Đừng để tan tành cả sự nghiệp chỉ vì một lỗi nhỏ!  - Ảnh 2.

Tôi đã học cách giữ thói quen ghi lại mọi việc mình đã làm sai bởi tính bất cẩn hàng ngày. Cụ thể là những sai lầm xảy ra ở đâu? Ở công ty hay cuộc sống đời thường? Trong khi tôi lái xe hay chạy việc vặt? Tôi đã làm gì? Tôi đã không đáp ứng được dealine trong công việc? Tôi quên trả hóa đơn hoặc mua quà sinh nhật tặng bạn?

Tôi đã phải thừa nhận sai lầm của bản thân, nhìn sâu vào vấn đề cốt lõi và tự nhắc nhở bản thân lúc nào cũng phải kiếm tra mọi thứ thật kỹ trước khi hành động. Tôi theo dõi các lỗi mà tôi mắc phải hàng ngày để tự mình rút kinh nghiệm cho bản thân.

Hãy nhớ rằng phải ghi thật chi tiết và nghĩ về những lỗi lầm của mình. Tôi luôn luôn phải đặt câu hỏi tại sao và diễn biến tâm lý của tôi lúc chuẩn bị mắc lỗi không cẩn thận. Nó đã giúp tôi rất nhiều trên con đường thay đổi bản thân trở thành một người tốt hơn.

(Barcode) 

Như Quỳnh

Cùng chuyên mục
XEM