TikTok: Quả bom dữ liệu Cambridge Analytica của Trung Quốc đang chờ phát nổ?

11/05/2019 10:30 AM | Xã hội

Sự tăng trưởng kinh ngạc của ứng dụng TikTok trên toàn thế giới đã một lần nữa dấy lên lo ngại về bảo mật dữ liệu người dùng, sau bê bối Cambridge Analytica hồi năm ngoái.

Năm 2018, Cambridge Analytica (công ty phân tích thị trường và tư vấn chính trị của Anh) vướng phải bê bối dữ liệu lớn chưa từng có trong lịch sử khi bị cáo buộc khai thác trái phép dữ liệu của 50 triệu khách hàng trên mạng xã hội Facebook và gây ảnh hưởng đến hơn 80 triệu người trên toàn thế giới.

Nếu như sau đó, Cambridge Analytica đã phải đệ đơn phá sản, Facebook cũng lên tiếng xin lỗi người dùng thì những mối lo về bảo mật dữ liệu vẫn chưa dừng lại. Cùng sự phát triển của các ông lớn công nghệ với những siêu ứng dụng, phần mềm thì câu hỏi về độ bảo mật thông tin cũng luôn được dư luận quan tâm.

Mới đây, David Carroll, phó giáo sư thiết kế truyền thông tại Trường thiết kế Parsons một lần nữa dấy lên nỗi lo này khi bàn về TikTok, một ứng dụng của Trung Quốc đang làm mưa làm gió khắp thế giới.

TikTok là gì?

TikTok là một trong những ứng dụng thời thượng và đình đám nhất trong năm vừa qua, không chỉ ám ảnh những người trẻ tuổi mà còn làm say mê cả người già. Tại đây, bạn tạo các video clip nhỏ của riêng mình, thường hát nhép theo nhạc giống như "karaoke selfie" và chia sẻ với cộng đồng người dùng. Tính đến tháng trước, ứng dụng này đã được tải xuống 800 triệu lần và có nửa tỷ người dùng hoạt động hàng tháng.

TikTok: Quả bom dữ liệu Cambridge Analytica của Trung Quốc đang chờ phát nổ? - Ảnh 1.

Không giống như các kênh truyền thông xã hội còn lại như Instagram, Snapchat hay Facebook, TikTok không phải là một sản phẩm của California. Năm 2016, công ty ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh đã tung ra bản gốc tiếng Trung mang tên Douyin (có nghĩa là âm thanh rung động). Một năm sau, họ mua ứng dụng khác thuộc sở hữu của Trung Quốc là Music.ly với giá 800 triệu USD và tung ra TikTok, vượt ra ngoài Great Firewall (Tường lửa vĩ đại).

Vậy làm thế nào mà một ứng dụng với những nội dung tưởng như vô nghĩa, phù phiếm như TikTok lại có thể nguy hiểm? Điều này cũng giống như những nghi vấn đã từng đặt ra cho Cambridge Analytica: dữ liệu cá nhân của người dùng TikTok đi về đâu?

Quay lại với vụ bê bối Cambridge Analytica. Công ty này đã thu thập thông tin cá nhân của hơn 50 triệu người dùng Facebook mà không có sự cho phép của họ. Cambridge Analytica phân tích dữ liệu thu thập được, bao gồm danh sách bạn bè và những nội dung họ nhấn "like" .Từ đó thiết lập bản đồ chi tiết về tính cách của người dùng để chạy những nội dung quảng cáo theo đúng "ý thích" của họ. Nói cách khác, Cambridge Analytica kiếm tiền bằng cách thu thập dữ liệu người dùng và bán lại cho các nhà phát triển ứng dụng, quảng cáo.

Vậy TikTok thì sao?

Theo dõi dữ liệu

Vào tháng 2 năm 2019, ByteDance đã phải sửa đổi chính sách quyền riêng tư ngay sau khi giải quyết 5,7 triệu đô la với Ủy ban Thương mại Liên bang vì vi phạm luật riêng tư của trẻ em Hoa Kỳ, COPPA. Cụ thể, công ty bị phát hiện cố ý cho phép (thậm chí quảng bá) cho trẻ em chưa đủ tuổi vị thành niên trên nền tảng, điều trái với luật pháp Hoa Kỳ.

Cơ quan quản lý của Ấn Độ gần đây cũng đã cấm TikTok vì lo ngại về nội dung khiêu dâm nhưng tòa án tiểu bang đã dỡ bỏ lệnh này vì công ty tuyên bố sẽ mất 500.000 đô la Mỹ doanh thu mỗi ngày và 15 triệu người dùng.

TikTok: Quả bom dữ liệu Cambridge Analytica của Trung Quốc đang chờ phát nổ? - Ảnh 2.

Chính sách bảo mật mới của TikTok khác nhau tùy thuộc vào quyền tài phán của người dùng. Theo đó, những người sống ở EU (đặc biệt là Đức) và Ấn Độ có các quyền cụ thể, như quyền truy cập dữ liệu của họ; chính sách của Hoa Kỳ không tự nguyện mở rộng GDPR.

Đồng thời, giống như Facebook, công ty tuyên bố rằng quyền riêng tư cùng bảo mật cho người dùng là ưu tiên hàng đầu của TikTok và nhất quán quan điểm dữ liệu người dùng được lưu trữ, xử lý tại Hoa Kỳ và các thị trường khác nơi TikTok hoạt động. Chính phủ của Trung Quốc không có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng này.

Dù ByteDance chưa bị nghi ngờ về bất kỳ hành vi sai trái hoặc tội phạm dữ liệu nào nhưng rõ ràng rằng công ty nhận thức được những mối quan tâm hoàn toàn hợp lý này và đã phải tự vận hành xung quanh thực tế khó chịu đó. Các hình phạt của FTC dường như đã buộc nhà sản xuất Douyin và TikTok phải tổ chức lại các chính sách bảo mật của mình.

Quyền riêng tư dữ liệu là an ninh quốc gia

Câu chuyện Cambridge Analytica thức tỉnh mỗi người về thái độ liều lĩnh đối với dữ liệu cá nhân của chính mình. Chúng ta có thể tròn mắt trước những điều tưởng chừng như vô hại, nhưng nguy cơ bị phạt theo quy định đối với các vi phạm quyền riêng tư dữ liệu là có thật.

Phản ứng đối với sự cố tràn dữ liệu Cambridge Analytica đã cho thấy mọi người quan tâm đến dữ liệu của họ và nghĩ về điều này như một thứ đáng được bảo vệ, với các quyền có thể thi hành được. Nhưng nhận thức lại không đi kèm với hành vi khi mà chúng ta liên tục chọn tham gia giao dịch quyền riêng tư của mình chỉ vì 2 chữ "thuận tiện".

TikTok: Quả bom dữ liệu Cambridge Analytica của Trung Quốc đang chờ phát nổ? - Ảnh 3.

Sau Cambridge Analytica, điều gì sẽ xảy ra nếu có tranh chấp về cách ByteDance xử lý dữ liệu ở Hoa Kỳ cho các thực thể Trung Quốc? Với những tiềm năng hấp dẫn từ nửa tỷ người dùng, sẽ chẳng ai có thể đảm bảo và tin tưởng rằng TikTok, ByteDance hay ứng dụng khác sẽ không trở thành quả bom có thể phát nổ thành vụ Cambridge Analytica thứ 2 bất cứ lúc nào?

Dương Hoàng

Cùng chuyên mục
XEM