Tiết lộ của bậc thầy quản tiền: Quỹ khẩn cấp chính là liều thuốc trị bệnh "thót tim" và "đau ví" mỗi tháng!

14/09/2019 11:49 AM | Sống

Chỉ khi xảy ra những tình huống không lường trước, bạn mới có thể hiểu được tầm quan trọng của quỹ khẩn cấp.

Lần cuối cùng bạn gặp phải một tình huống "đau ví" ngoài dự tính là khi nào? Có thể đó là khi bạn lái xe trên  đường cao tốc và… "bùm", xe bạn bị thủng lốp. Hoặc đó cũng có thể là khi bỗng dưng bạn nhức răng đến điếng người, và bạn buộc phải gặp nha sĩ để chữa trị. Nhớ lại xem, khi đó, bạn có thể xoay sở kịp thời những khoản tiền bất đắc dĩ như vậy không?

Nếu câu trả lời là không, đừng lo, bạn không cô đơn. Nghiên cứu gần đây từ Bankrate cho thấy, chỉ có khoảng 37% người Mỹ là có khoản tiền tiết kiệm cho những tình huống khẩn cấp. Trong khi đó, theo báo cáo từ hãng thông tấn BBC, con số này tại Anh là 28%.

Chỉ khi xảy ra những tình huống không lường trước, bạn mới có thể hiểu được tầm quan trọng của quỹ khẩn cấp. Việc chuẩn bị trước cho mình một ngân sách khẩn cấp sẽ giúp bạn đối phó với các tình huống "đau ví" bất ngờ mà không cần phải vay mượn từ bạn bè, thành viên gia đình hay ngân hàng.

Tiết lộ của bậc thầy quản tiền: Quỹ khẩn cấp chính là liều thuốc trị bệnh thót tim và đau ví mỗi tháng!  - Ảnh 1.

Quỹ khẩn cấp là gì?                                

Quỹ khẩn cấp (quỹ tự do, khoản đáng tiếc, quỹ ngày mưa) là khoản tiền mà bạn dành riêng để trang trải các chi phí bất ngờ có thể phát sinh bất cứ lúc nào trong cuộc sống, chẳng hạn như: đám tiệc, sửa xe, thuốc men, nha sĩ, sửa nhà, chi phí thú y cho thú cưng của bạn, v.v.

Trong trường hợp bạn thất nghiệp, hoặc đột ngột bị bệnh và không thể đến công ty làm việc trong vòng vài tuần hoặc vài tháng thì quỹ khẩn cấp chính là "chiếc phao cứu sinh" cho đến khi bạn tìm kiếm được một công việc mới.

Ai cần "quỹ ngày mưa"? 

Học sinh hay nhân viên đã về hưu, độc thân hay đã lập gia đình, giáo viên hay nội trợ, tất cả chúng ta, ai cũng đều cần chuẩn bị cho mình một quỹ khẩn cấp.

Tuỳ vào mỗi người mà số tiền tiết kiệm trong quỹ khẩn cấp sẽ mang những con số khác nhau. Bạn càng có nhiều trách nhiệm và số người phụ thuộc thì khoản tiền khẩn cấp sẽ càng lớn hơn. Bạn là lao động duy nhất trong gia đình ba người? Vậy thì bạn sẽ cần nguồn quỹ khẩn cấp lớn hơn nguồn quỹ của gia đình có hai người lao động chính với thu nhập gấp đôi bạn.

Làm thế nào để tính toán được khoản tiền khẩn cấp của bạn? 

Thông thường, khoản tiền của quỹ khẩn cấp nên đủ để bạn xoay sở cuộc sống của mình (và những người phụ thuộc) trong vòng 3 đến 6 tháng.

Những yếu tố bao gồm trong khoản chi phí khẩn cấp này là:

- Tiền thuê nhà 

- Tiền trả nợ 

- Hoá đơn điện nước hàng tháng

- Chi phí đi lại

Ngoài ra, bạn cũng nên thêm một ít tiền vào quỹ khẩn cấp để chi trả cho:

- Tạp phẩm 

- Quần áo 

- Dầu gội, sữa tắm 

- Những mặt hàng thiết yếu khác

Bạn có thể loại bỏ tất tần tật những khoản chi phí không cần thiết khác, chẳng hạn như chi phí đi ăn bên ngoài. Mục đích của việc này là để tìm ra được khoản tiền mà bạn (và gia đình bạn) có thể sống sót nếu như điều tồi tệ nhất xảy ra.

Tiết lộ của bậc thầy quản tiền: Quỹ khẩn cấp chính là liều thuốc trị bệnh thót tim và đau ví mỗi tháng!  - Ảnh 2.

Bạn hoàn toàn có thể bắt đầu xây dựng một nguồn quỹ khẩn cấp

Đừng quá hoảng hốt hay lo lắng nếu như bạn vẫn chưa có bất kỳ khoản tiền tiết kiệm khẩn cấp nào.

Bạn có thể bắt đầu tiết kiệm 1 triệu đồng, sau đó tăng lên thành 2 triệu đồng mỗi tháng ngay từ bây giờ. Dù gì đi nữa thì việc có một số tiền tiết kiệm khẩn cấp vẫn tốt hơn là không có gì.

Hãy duy trì việc này. Tốt hơn hết, bạn nên tiết kiệm cùng một khoản tiền một cách thường xuyên.

Khoản tiền khẩn cấp nên tách biệt với những khoản tiền tiết kiệm dài hạn hay ngắn hạn khác với những mục đích khác, chẳn hạn như du lịch, đầu tư, nghỉ hưu, v.v.

Đối với khoản tiền khẩn cấp, bạn nên chọn lựa những hình thức gửi tiền ít rủi ro, cho phép bạn rút tiền một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Quỹ khẩn cấp hữu ích hơn bạn nghĩ. Nó cho phép bạn đạt được những mục tiêu lớn lao hơn, thoải mái hơn để theo đuổi niềm đam mê của mình hơn. Bởi, bạn biết rằng bạn sẽ cảm thấy an tâm và tự tin vì mình có đủ nguồn lực tài chính để xoay sở dù cho có những điều bất trắc gì xảy ra.

(Barcode, Medium)

Trang Hình

Cùng chuyên mục
XEM