Tổ chức khủng bố IS giỏi gieo rắc nỗi kinh hoàng nhờ là bậc thầy ... quảng cáo thương hiệu?

08/03/2016 16:38 PM | Thương hiệu

Nhà nước Hồi Giáo tự xưng IS là một tổ chức khủng bố khét tiếng trên thế giới, nhưng các nhãn hàng đều phải thừa nhận rằng cách truyền bá hình ảnh của tổ chức này rất hiệu quả. Thông tin về IS thường xuyên được xuất hiện trên báo chí và các phương tiện truyền thông.

Khủng bố- theo cách hiểu nào đó là một hình thức chiến tranh tâm lý. Sức mạnh của IS xuất phát tự sự không hoàn hảo trong tâm trí con người và xu hướng ra quyết định sai lầm của công chúng khi họ sợ hãi. Tương tự như vậy, các nhãn hàng cũng có thể áp dụng cách này để đánh vào tâm lý người tiêu dùng, khiến họ mua sản phẩm của mình.

Năm 2013, một vụ đánh bom xảy ra ở Boston đã khiến 3 người thiệt mạng và khoảng 200 người bị thương. Vụ việc này đã làm chán động toàn nước Mỹ và khiến người dân lo sợ.

Tuy nhiên, con số người thiệt mảng trên nhỏ hơn rất nhiều so với 115 người chết mỗi ngày do tai nạn xe hơi tại Mỹ, khoảng 125 người qua đời mỗi ngày do không được chữa trị y tế hiệu quả và có khoảng 1.162 người dã từ cuộc sống do thuốc lá. Thậm chí, có 105 người Mỹ thiệt mạng mỗi ngày do tự tử.

Rõ ràng, thiệt hại cho một cuộc đánh bom như vậy nhỏ hơn rất nhiều so với những rủi ro trong cuộc sống khác, nhưng hiệu quả nó đem lại lớn hơn nhiều. Tất cả mọi người dân Mỹ đều nói về vụ khủng bố đó, nhiều người cảm thấy lo lắng và sợ hãi.

Vậy tại sao con người lại sợ thứ mà tỷ lệ tử vong thấp hơn rất nhiều so với việc hút thuốc?

Nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng con người có một số điểm yếu khiến chúng ta trở nên lo lắng thái quá so với mối đe dọa thực sự trên thực tế. Và những nhãn hàng hoàn toàn có thể lợi dụng điểm này.

Đầu tiên, các vụ đánh bom khủng bố thường xảy ra ngẫu nhiên. Chúng không nhằm vào một nhóm đối tượng cụ thể, điều đó khiến mọi người luôn lo ngại rằng họ sẽ trở thành mục tiêu tiếp theo. Điều này hoàn toàn khác với việc tử vong do hút thuốc khi chỉ nhằm vào những người dùng sản phẩm này.

Khi nghe những con số đáng báo động về người tử vong do hút thuốc, phần lớn mọi người đều nghĩ “À Mình không hút thuốc, mình an toàn” và họ bỏ qua chúng. Nhưng điều này lại khác với các vụ khủng bố, tâm trí của con người khiến mọi người luôn lo lắng có thể khủng bố sẽ diễn ra với họ bất cứ khi nào.

Tâm lý này cũng có ích đối với các nhà bán hàng khi họ dùng sự sợ hãi để thuyết phục khách hàng. Khi dịch cúm SARS và cúm gia cầm bùng phát, những sản phẩm nước rửa tay khô đã bán vô cùng chạy khi tiếp thị một đôi tay bẩn có thể khiến bạn nhiễm bệnh.

Rõ ràng tỷ lệ nhiễm dịch bệnh không quá cao đối với những người không hay di chuyển đến vùng dịch nhưng nỗi sợ hãi trong công chúng đã khiến mọi người tích cực mua các sản phẩm phòng chống cho sức khỏe của mình.

Tiếp đó, các vụ khủng bố thường diễn ra ở những nơi công cộng và dù chúng không làm nhiều người thiệt mạng nhưng cũng khiến mọi người nhìn thấy, bàn tán về nó hoặc xuất hiện tràn ngập trên các kênh truyền thông.

Công chúng dường như bị lừa bởi các kênh truyền thông khi vụ khủng bố càng được đưa tin nhiều thì mọi người càng cho rằng chúng nghiêm trọng. Trên thực tế, một vụ hỏa hoạn tại một nhà dưỡng lão tại bang Mỹ dù khiến nhiều người thiệt mạng hơn nhiều nhưng chẳng được báo chí quan tâm thì mọi người lại cảm thấy vụ việc này thật sự không quan trọng.

Điều này cũng đúng với các thương hiệu khi họ cố gắng thu hút sự quan tâm của báo giới truyền thông dù chưa chắc sản phẩm của công ty đã là tốt nhất. Nguyên nhân rất đơn giản, mọi người thường mua một thương hiệu đã nghe tên hơn là một sản phẩm lạ hoắc chưa nghe thấy bao giờ.

Cuối cùng, khủng bố tập trung vào một đặc điểm của sự sợ hãi, đó là con người có xu hướng coi nỗi sợ quan trọng hơn các cảm xúc khác, như yêu, ghét, đau thương... Đó là lý do mọi người liên tục nói về khủng bố, chia sẻ chúng, xem thông tin về chúng.

Hậu quả là mọi người càng sợ khủng bố, họ càng giúp lan truyền hình ảnh của chúng trong xã hội bởi công chúng đều sợ “tử vong”, đều sợ rằng họ có thể là nạn nhân tiếp theo.

Lại một lần nữa, điều này cũng được áp dụng cho việc kinh doanh sản phẩm. Nỗi lo sợ bị bệnh ung thư và tử vong là một trong những nguyên nhân khiến mọi người mua sản phẩm lọc nước của một số hãng, bởi họ được quảng cáo rằng loại máy này có thể chữa được bệnh.

Dẫu vậy, phương pháp marketing dựa trên nỗi sợ hãi của người tiêu dùng trong kinh doanh không chỉ nhằm vào tử vong như các nhóm khủng bố. Con người có thể còn sợ bị mất danh tiếng, sợ cô độc, sợ nghèo... và các hãng bán hàng hoàn toàn có thể tận dụng điều này để kinh doanh.

Ví dụ nổi tiếng nhất cho phương pháp này có lẽ là khi hãng sản xuất nước xúc miệng Listerine quảng cáo rằng bệnh hôi miệng có thể khiến mọi người khó kiếm người yêu và trở nên cô độc. Với tư tưởng marketing chủ đạo như vậy, doanh số của hãng đã tăng từ 115.000 USD lên 8 triệu USD trong vòng 7 năm.

Hoàng Nam

Cùng chuyên mục
XEM