Ramen: Từ giải pháp dinh dưỡng đến “đại sứ” ẩm thực

21/07/2015 10:00 AM | Thương hiệu

Nhắc đến ẩm thực Nhật Bản là người ta liên tưởng ngay đến món sushi. Song trên thực tế, dù không chứa đựng tất cả những tinh hoa của Nhật Bản, ramen mới đóng vai trò đặc biệt trong việc đưa ẩm thực Nhật ra ngoài biên giới.

Năm 2013, tổ chức UNESCO đã công nhận ẩm thực Nhật Bản là di sản phi vật chất của nhân loại. Ẩm thực ấy gọi là "Washoku", như một văn hóa hướng tới những món ăn truyền thống của người Nhật, đậm hương vị thiên nhiên, tôn trọng những tinh túy từ thiên nhiên.

Trong Washoku, những đại diện điển hình là sushi, với chất liệu cơ bản là cơm và thịt, cá tươi, ít cần chế biến hay phụ gia. Những yêu cầu này sẽ không có ở mì ramen, một "đứa con đẻ muộn" của ẩm thực Nhật Bản, đến xứ mặt trời mọc từ những năm 1900 theo nguồn gốc từ mì Trung Quốc.

Món ăn phổ biến

Giới trẻ ngày nay, bao gồm cả những nước như Việt Nam đều nhìn thấy hàng chục, hàng trăm quán sushi mọc lên đánh dấu sự có mặt của "ẩm th

Tác giả Barak Kusher trước một cửa hàng ramen tại Đài Loan. Ảnh: nippon

ực Nhật Bản". Tuy nhiên, sushi không phải là món ăn phổ biến nhất khi nói về nước Nhật.

Barak Kusher, tác giả của cuốn sách về mì ramen có tên "Slurp!" (tạm dịch: Húp), xuất bản năm 2012 nói rằng khác với hương vị tinh tế mà có phần nhạt nhẽo của Washoku, mì ramen đang thực sự xây dựng tên tuổi cho ẩm thực Nhật Bản.

Nếu không tính... mì gói (vốn là biến thể của mì ramen truyền thống), với 103 tỷ gói được tiêu thụ trên thế giới mỗi năm, các quán mì ramen không hề xa lạ với thực khách quốc tế.

Quán mì Michelin ở Hồng Kông nổi như cồn, hay như London hiện tại có khoảng 20 tiệm mì ramen. Một doanh nhân trẻ ở London tên Aaron Resch cũng hoàn thành khóa luận MBA của mình bằng một luận án về việc làm thế nào để mở một thương hiệu ramen.

Điều đó chứng tỏ món mì này đã phổ biến rộng rãi. Và theo Resch, điểm mạnh của ramen chính là khả năng tùy biến với việc người bán có thể thay đổi thành phần (như thịt, rau) để đáp ứng khẩu vị từng nơi. Đây là điều sushi hay các món thuộc văn hóa Washoku không hoặc khó làm được.

Dấu ấn Nhật Bản

Đối với một số nước có ít nhiều điểm tương đồng về ẩm thực như Nhật Bản, Việt Nam, Trung Quốc..., món mì ramen có vẻ không mang nhiều điểm đặc sắc, nếu so với sashimi hay sushi. Tuy nhiên trong con mắt của người phương Tây, những sợi mì mới là điểm họ gắn liền với Nhật Bản.

Đó là khẳng định của tác giả Barak Kusher, người cho biết ông đã phỏng vấn để rút ra kết luận. Hình ảnh mì ramen và nước Nhật cũng giống những gì người khác nghĩ về những thương hiệu như Toyota, Sony hay Panasonic.

Câu trả lời có lẽ nằm ở lịch sử. Khi mì ramen phổ biến ở Nhật những năm đầu 1900, nó gắn liến với giai đoạn nước này khó khăn, lấy mì ramen làm giải pháp dinh dưỡng. Sự nổi bật của mì ramen cũng cùng lúc với các thương hiệu điện tử nêu trên sau thời Nhật Bản phát triển mạnh mẽ từ đống tro tàn của Thế chiến II.

Dấu ấn ấy đơn giản hằn sâu vào tâm trí của những bạn bè quốc tế, và không khó hiểu khi họ luôn có sự liên tưởng giữa nước Nhật và những sợi mì.

 Tại Tokyo, ramen không phải thức ăn nhanh, đó là một hình thức nghệ thuật. Ảnh: japantraveltips.com

Tại Tokyo, ramen không phải thức ăn nhanh, đó là một hình thức nghệ thuật. Ảnh: japantraveltips.com

Yếu tố thương hiệu cũng ảnh hưởng lớn khi mì ramen xuất hiện trong hàng chục ngàn cửa hàng khắp Nhật Bản, trong những bộ phim, hoạt hình, bài hát, chương trình truyền hình...

Đó cũng là cách người Nhật đáp ứng thị hiếu của những khách hàng quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của một món ăn đậm “chất Nhật", ít ra theo quan điểm của người phương Tây.

Sau cùng, việc có thể tùy biến theo khẩu vị của nhiều nơi được xem là thế mạnh rất lớn để mì ramen vươn tầm quốc tế, đại diện cho Nhật Bản.

Như ông Kusher kết luận, sự tiến hóa của ẩm thực Nhật Bản phải là một truyền thống phát minh ra cái mới từ sự thay đổi liên tục (như ramen), chứ không phải là một "bảo tàng cổ vật vượt thời gian", như cách Washoku đi vào UNESCO.

Theo Giang Lang

Cùng chuyên mục
XEM