Người Trung Quốc 'cuồng' hàng hiệu ra sao?

18/07/2013 15:03 PM | Thương hiệu

Năm 2012 có hơn 680 triệu lượt tìm kiếm từ Trung Quốc đối với hơn 400 thương hiệu cao cấp. 6 lĩnh vực được tìm kiếm nhiều nhất gồm: Xe hơi, thời trang, sản phẩm làm đẹp, bệnh viện, trang sức và đồng hồ.

Trong  một báo cáo gần đây của Digital Luxury cho biết,  mặc cho sự đàn áp của chính phủ Trung Quốc đối với tiêu dùng xa xỉ, việc mua sắm hàng hóa cao cấp của giới nhà giàu Trung Quốc đang ngày càng trở nên tinh vi hơn. 

Họ xem những món đồ này như một phần làm nên phong cách sống hơn là nhận được sự tán dương, ca tụng. Những khách hàng Trung Quốc ngày càng quan tâm đến các thương hiệu nhỏ gần như trái ngược với các thương hiệu lớn như Gucci hay Louis Vuitton.

CEO Bernard Fornas của hãng trang sức xa xỉ Richemont nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc trên tờ báo WSJ : "Tiềm năng  phát triển tại Trung Quốc rất quan trọng. Bạn có thể gặp phải sự giảm tốc tại đây nhưng thị trường này rất lớn. Có rất nhiều thành phố mà chúng ta chưa từng đặt chân đến trong công cuộc khai phá này".


Trong năm 2012, có hơn 680 triệu lượt tìm kiếm từ Trung Quốc đối với hơn 400 thương hiệu cao cấp. 6 lĩnh vực được tìm kiếm nhiều nhất gồm: Xe hơi, thời trang, sản phẩm làm đẹp, bệnh viện, trang sức và đồng hồ. Hai công cụ được sử dụng để tìm kiếm nhiều nhất gồm Baidu và Google.


Audi là thương hiệu được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2012


Top 50 thương hiệu xa xỉ được người Trung Quốc lùng sục trên internet nhiều nhất 


Phân ngôi vị trong các nhóm hàng hiệu được quan tâm nhất đối với người Trung Quốc


Chanel vượt mặt Louis Vuitton trong bảng xếp hạng năm 2012. Nếu như năm 2011, Chanel xếp vị trí thứ 5 còn Louis Vuitton xếp vị trí thứ 3 thì năm ngoái hai thương hiệu này đã đổi chỗ cho nhau.



Xe hơi là mặt hàng được tìm kiếm nhiều nhất trong năm 2012 với 53,5% tổng lượt tìm kiếm


Người Trung Quốc tìm kiếm thông tin hàng hiệu bằng cách nào?

Những rào cản về ngôn ngữ tạo ra nhiều rắc rối cho khách hàng Trung Quốc và các thương hiệu xa xỉ phương Tây. Gần 40% lượng tìm kiếm sử dụng tên phi chính thức hoặc tên gốc của thương hiệu trong khi số còn lại sử dụng các tên chính thức theo tiếng Trung Quốc.


Sự khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ tìm kiếm của một số thương hiệu lớn



Kim Thủy

thuyntt

Cùng chuyên mục
XEM