Hảo Hảo “đấu”... Hảo Hạng

07/03/2015 17:00 PM | Thương hiệu

Người tiêu dùng Việt trong 14 năm qua đãkhá quen thuộc với nhãn hiệu mì Hảo Hảo của Cty CP Acecook Việt Nam (VinaAcecook). Gần đây, thị trường xuất hiện thêm một sản phẩm có cái tên, vỏ baobì na ná, gọi là mì… Hảo Hạng của một Cty sản xuất mì khác.

Rõ ràng, dù ở tình huống nào thì chỉ những thương hiệu, nhãn hiệu có giá, được người tiêu dùng đón nhận mới được nhà sản xuất, DN đi sau muốn… “ăn theo”.

Tranh chấp “nhãn hiệu dẫn đầu”

Nhãn hiệu của sản phẩm mì Hảo Hảo được Vina Acecook chính thức cho ra mắt trên thị trường Việt Nam vào năm 2.000. Hiện Vina Acecook là chủ sở hữu hợp pháp nhãn hiệu hàng hóa “Hảo Hảo” số 62360 cho sản phẩm mì ăn liền thuộc nhóm 30, và đã được gia hạn quyền chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa này đến ngày 27/06/2023 theo quyết định gia hạn số 65278/QĐ-SHTT, ngày 15/11/2012. 

Tuy nhiên, vào cuối tháng 1/2015, thị trường xuất hiện loại mì ăn liền với phân khúc giá trung bình tương tự phân khúc mì Hảo Hảo đang lưu hành, đó là sản phẩm được sản xuất dưới nhãn hiệu “Hảo Hạng” của Công ty Cổ phần thực phẩm Á Châu – Asia Food. Sản phẩm này có nhiều dấu hiệu tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo” đã đăng ký độc quyền của Vina Acecook như ngoài cái tên giống nghĩa, chỉ thay từ đồng âm “Hảo” bằng “Hạng”, mẫu bì bao bì từ sản phẩm đến thùng đựng mì đều tương tự.

Để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hóa đã và đang có vị trí đầu bảng, đóng góp 60% doanh số của Vina Acecook mỗi năm, Vina Acecook đã có công văn gửi đến Asia Food và khuyến cáo về hành vi sản xuất kinh doanh hàng hóa vi phạm nhãn hiệu .

Ngày 5/2/2015, Cty Asia Food có công văn phúc đáp trả lời cho biết sản phẩm mì Hảo Hạng cũng đã được DN đăng kí sở hữu trí tuệ, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu số 119302. Asia Food cũng mong muốn có một cuộc gặp mặt giữa hai đơn vị sản xuất “để trao đổi trên tinh thần hợp tác để giải quyết vụ việc êm đẹp, không cần sự can thiệp của các cơ quan chức năng”.

Nguồn tin riêng của DĐDN cho biết kết quả cuộc họp giữa hai DN đã không đi đến thỏa thuận thống nhất quan điểm. Ngay sau đó, Vina Acecook tiếp tục có công văn gửi  đến Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ để xin ý kiến về sự việc này.

“Sẽ còn nhiều cuộc đua không lành mạnh”...

Tại thời điểm hiện, công văn phúc đáp vụ việc của Cục Sở hữu trí tuệ đã kết luận “Mẫu bao gói mì ăn liền mang dấu hiệu “Mì Hảo Hạng, Tôm chua cay & Hình” của Cty CP Thực phẩm Á Châu sử dụng trong thực tế (khác với mẫu được bảo hộ theo GCN ĐKNHHH số 119302) có cách trình bày kiểu chữ “Hảo Hạng”, “tôm chua cay”.

Đặc biệt là dấu hiệu hình tô mì và sợi mì, hình các con tôm, hình nửa quả chanh cùng các loại rau thơm, hành cùng với tổ hợp màu sắc, với màu sắc chủ đạo của bao gói mì là màu đỏ cùng với màu hồng, xanh nước biển, xanh nước biển đậm, xanh nước biển nhạt, xanh lá cây, vàng, vàng nâu, tím, trắng, đen” tạo thành một tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu “Hảo Hảo, mì tôm chua cay, hình” được bảo hộ theo GCN ĐKNHHH số 62360”. Như vậy, kết luận của Cục Sở hữu trí tuệ đã “hai năm rõ mười” về nhãn hiệu nào là “nhãn gốc” trong vụ tranh chấp.

Giới quan sát cho rằng có khá nhiều điều đáng quan tâm được đặt ra thông qua vụ việc tranh chấp nhãn hiệu mì nói trên. Thứ nhất, tại sao cùng một cơ quan cấp quyền sở hữu trí tuệ, lại có thể cấp giấy đăng kí sở hữu cho hai nhãn hiệu tương tự, na ná dễ gây nhầm lẫn của cùng những DN trong một ngành hàng? Có lẽ không quá khó để viện dẫn các trường hợp cùng một nhãn hiệu, nhưng cơ quan quản lí, cấp phép, xác nhận vẫn cấp giấy xác nhận, đăng kí… khiến DN vướng vòng... kiện tụng.

Ví dụ, cùng một cái tên Phúc Sinh, cùng kinh doanh trong ngành hàng nông sản nhưng Sở Kế hoạch Đầu tư TP HCM vẫn cấp phép cho DN đăng kí sau, bất chấp đã có DN đăng kí và hoạt động trước trong nhiều năm khiến Phúc Sinh có trước phải tốn kém chi phí và thời gian đeo đuổi vụ kiện đòi tên. Nhưng phổ biến nhất có lẽ vẫn là các vụ cố tình sử dụng cùng thương hiệu dễ gây nhầm lẫn dẫn tới tranh chấp, như chính Vina Acecook một thời phải bảo vệ bản quyền mì “Lẩu Thái” trước  Thiên Hương, hay những vụ tranh chấp thương hiệu Dệt may Việt Thy, Vang Đà Lạt…

“Không loại trừ khả năng sẽ còn nhiều cuộc rượt đuổi theo Hảo Hảo, mà không phải đấu thủ nào cũng đủ bản lĩnh “đua” lành mạnh. Vì vậy, bên cạnh sự chủ động của chính DN, càng cần có sự tỉnh táo của người tiêu dùng và sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng”, một chuyên gia SHTT khẳng định.

ại sao Asia Food không sản xuất một sản phẩm mì ăn liền có nhãn hiệu, mẫu mã bao bì nào khác, mới, khi trên thị trường mỗi DN mì trong top “tứ hùng” cũng sở hữu ít nhất vài ba nhãn mì ăn liền khác nhau? Trên thị trường mì ăn liền hiện nay, top “tứ hùng”, Vina Acecook, Masan Food và Asia Food,  Việt Hưng đang chia sẻ miếng bánh không đều nhau. (Các DN có thị phần lần lượt 43%; 21%; 12% và 8,5%). Nếu xét về giá thì thị trường mì ăn liền VN lại được chia làm 3 khúc tuyến: Dưới 3.300 đồng chiếm 47%, khúc tuyến giá trung từ 3.300-4.000 chiếm 35%, khúc cao cấp trên 4000 đồng chiếm 18%. Với riêng tuyến giá trung bình từ 3.300 - 4.000 đồng, sản phẩm mì Hảo Hảo của Vina Acecook đã chiếm tới 24% tổng sản lượng thị trường mì ăn liền VN (nguồn: AC Nielsen VN 12/ 2014).

 

>> Đại chiến mì ăn liền: Masan có chấp nhận "hít khói" Acecook

Theo Lê Mỹ

Cùng chuyên mục
XEM