'Dumb Ways To Die' và câu chuyện tuyên truyền kiểu Úc

17/07/2014 09:00 AM | Thương hiệu

Khi muốn thay đổi thói quen của người dân ở một thế giới toàn “gạch đá” như hiện nay, thì việc mang mọi người lại với nhau sẽ hiệu quả hơn là “ném” vào mặt họ những thông điệp cứng nhắc.

CafeBiz xin giới thiệu với bạn đọc series "Chiến thuật và Xu hướng Marketing" đề cập đến những câu chuyện xây dựng thương hiệu độc đáo, những tình huống marketing xuất sắc của các thương hiệu hàng đầu thế giới, cùng những xu hướng trong thế giới marketing hiện đại.

Series "Chiến thuật và Xu hướng Marketing" sẽ được đăng tải định kỳ vào sáng thứ 5 hàng tuần.

Nội dung nổi bật:

Video Dumb ways to die ( DWTD ) là một phần trong chiến dịch tuyên truyền về an toàn giao thông của hãng Metro Trains. 

- Thách thức: Mọi người thường không chú ý đến các biển cảnh báo xung quanh các ga tàu. Hãng tàu Metro Trains phải nghĩ cách để người dân chú ý đến chúng ở mọi ga tàu điện, nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn không đáng có do sự lơ đễnh gây ra.

- Chiến lược: Sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ để tuyên truyền

(i) Tuyên truyền bằng cách sáng tác một bài hát vui nhộn, rồi tung lên youtube. 

(ii) Bắt đầu chiến dịch marketing bằng Tumbr, sau đó là Sound Cloud và Itunes. Để video lan truyền một cách tự nhiên, thay vì tốn nhiều tiền để quảng cáo.

(iii) Cho phép người xem bình luận bên dưới Video Clip, khuyến khích việc người xem "chế" lại ca khúc theo ý thích.









Nếu bạn đang sở hữu một chiếc smartphone hay máy tính bảng, chắc hẳn bạn sẽ biết đến trò chơi vui nhộn Dumb ways to die. Trò chơi này là một phần trong chiến dịch tuyên truyền về an toàn giao thông của hãng Metro Trains.

Tiếp nối sự ra đời của video vào giữa tháng 11 năm 2012, DWTD đã thu hút được trên 56 triệu lượt xem tính đến thời điểm tháng 8-2013, và giành được vô số giải thưởng trong đó có 5 giải Grand Prix (Giải thưởng lớn của liên hoan sáng tạo Quốc tế Cannes Lions ).

Câu trả lời cho sự thành công của DWTD được phân tích qua bài viết này sẽ cho thấy đây không chỉ đơn giản là 1 video vui nhộn đi kèm trong các ứng dụng điện thoại, trong các quảng cáo , hay trong các bảng xếp hạng âm nhạc, sách báo và radio.

Thách thức

Công ty tàu điện Metro Trains của Úc chỉ ra rằng: Mọi người thường không chú ý đến các biển cảnh báo. Vì vậy, để đảm bảo người dân sẽ chú ý đến chúng ở mọi ga tàu điện, và để giảm thiểu các vụ tai nạn không đáng có do sự lơ đễnh của người dân, Metro Train đã chọn cách sáng tác bài hát mang tên DWTD và đưa nó lên Youtube.


Thành công của DWTD đã khẳng định, đây là một chiến lược tuyên truyền bằng phong cách kể chuyện xuất sắc nhất từ trước tới giờ.

Marketing: Chiến lược đằng sau DWTD

Chiến dịch được bắt đầu từ Tumblr, một cầu nối trung gian mà McCann Melbourne (công ty sản xuất video) cho rằng sẽ rất dễ để mọi người chia sẻ, nhưng lại bị đánh giá thấp bởi các chuyên gia marketing.

Ta ít khi tìm được một chiến dịch marketing tốt trên Tumblr, trong khi đó lại là nơi mà mọi người thích chia sẻ thông tin.

Bài hát DWTD nhanh chóng được chia sẻ trên Sound Cloud và iTunes vì sự nổi tiếng cũng như sự truy cập tiện lợi của các trang web này. Họ để việc lan truyền của video diễn ra một cách tự nhiên và cho rằng việc này còn hiệu quả hơn nhiều so với việc cố gắng đưa chiến dịch quảng cáo của mình lên bảng xếp hạng của Reddit.

Không chỉ chiến thắng tại Cannes Lions 2013, sự nổi tiếng của DWTD đã thu về cho chiến dịch này hơn 60 triệu USD thông qua các hoạt động truyền thông. Quả là một thông số ấn tượng cho bất kì chiến dịch quảng cáo nào, chưa kể đến việc khởi đầu của nó chỉ là một video trên mạng.

Yếu tố lan truyền là chìa khóa của thành công

Metro Trains cho rằng , việc loại bỏ chế độ bình luận mà các hãng khác thường áp dụng là một bất lợi. Mục đích của họ là khuyến khích việc “chế” lại DWTD cũng như việc sao chép nó. Một video "hot" không chỉ cần nội dung hay mà yếu tố "chia sẻ miễn phí" cũng là yếu tố quyết định.

Chiến dịch quảng cáo sẽ thất bại, nếu chỉ có một nơi duy nhất mà công chúng có thể truy cập để thấy được thông điệp của họ là ở trên trang web dumbwaystodie.com

“Khi bạn cố gắng thay đổi thói quen của người dân ở một thế giới toàn “gạch đá” như hiện nay, thì việc mang mọi người lại với nhau sẽ hiệu quả hơn là “ném” vào mặt họ những thông điệp cứng nhắc. Thay vì làm cho những người trẻ tuổi phát chán khi phải nghe đi nghe lại những lời kêu gọi, DWTD đã khéo léo sử dụng chính ngôn ngữ của giới trẻ, khiến những điều tẻ nhạt bỗng trở nên thú vị và lôi cuốn.” John Mescall, giám đốc sáng tạo của McCann Australia chia sẻ.



>> Chuyện nảy mầm thần kỳ của ‘hạt đậu nành’ VinaSoy

Vương Nguyên

anhnt

Cùng chuyên mục
XEM