Chiến dịch kỳ lạ '30 ngày thay đổi' logo của Yahoo: Thay hình có đổi nổi vận?

20/08/2013 16:03 PM | Thương hiệu

Nội dung nổi bật: Logo có thể mang lại sự thừa nhận thương hiệu hay chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng của các nhà thiết kế?

Yahoo đang hô hào 1 chiến dịch 30 ngày thay thế Logo, nhưng thực chất vẫn kinh doanh theo một cách thức lạc hậu: Bán không gian quảng cáo, và không ai biết được Yahoo sẽ thay thế cách thức đó như thế nào? Logo của Yahoo hoàn toàn không có câu trả lời cho câu hỏi đó.

Có thể dự đoán rằng logo “chính thức” sẽ được Yahoo tiết lộ vào đầu tháng 9 sẽ không khá khẩm hơn phiên bản thứ 31 là bao.

-------------------------------------------------------------------------------------------

Yahoo gần như đã đi được nửa chặng đường của một tháng thực hiện chiến dịch xây dựng thương hiệu nhằm giới thiệu logo mới của công ty vào ngày 4/9. 

Được gọi với cái tên “30 ngày thay đổi”, chiến dịch này nhằm thay thế phiên bản logo cũ vẫn hiện diện trên trang web của công ty. Mặc dù không liên quan gì đến chiến dịch, ít nhất thị trường trực tuyến đã thử thách các nhà thiết kế sáng tạo ra những logo khác nhau, và 3.000 thiết kế logo đã được trình diện.

Chiến dịch này là một minh chứng đồ họa lí giải tại sao logo không phải là nhân tố quan trọng đối với việc định dạng một thương hiệu.

Chúng ta thường cho rằng những nhân tố trực quan như logo rất quan trọng đối với các thương hiệu vào ngày nay, đặc biệt là trong thời buổi người người ra đường đều mang theo một sản phẩm công nghệ nghe nhìn nào đấy bên mình. 

Thế nhưng thực tế lại rộng lớn hơn nhiều. Mỗi thương hiệu phải tạo nên một cảm quan nào đấy được thể hiện qua mọi khía cạnh, từ thiết kế website, tiêu đề trên biên lai, đến cả những hình ảnh được bày vẽ trên những chiếc xe tải của công ty đó. Liệu sự nhất quán về đồ họa này có mang lại một sự nhận diện thương hiệu tốt hơn, hay lí tưởng hơn nữa, mang lại một giá trị khá khẩm hơn cho thương hiệu ấy?

Hơn 100 năm trước, công nghệ và kinh tế học đã cho phép các công ty phát triển đủ mạnh để giao dịch với những khách hàng không thể gặp mặt hoặc không được phục vụ cá nhân. Trước đó, việc phát triển thương hiệu chỉ dừng lại ở cái tên của chủ sở hữu, và dừng lại ở sự nhận diện thương hiệu có được từ mối quan hệ cho – nhận của hoạt động kinh doanh hàng ngày. 

Tầm nhìn đồ họa luôn được thể hiện trên thương hiệu bởi phương tiện truyền thông thời ấy mới chỉ là báo in, rồi sau đó có sự xuất hiện của truyền hình vô tuyến, yêu cầu các công ty phải có biểu tượng cho riêng mình để đánh dấu đề xuất kinh doanh, nhất là với những công ty ở xa. Đó là lí do tại sao chúng ta thường coi “thương hiệu” và “biểu tượng” là như nhau.

Internet giúp chúng ta kết nối trực tiếp với người khác, xóa đi khoảng cách và sự trì hoãn của việc xây dựng thương hiệu. Nó giúp ta định dạng thương hiệu bằng những việc mà thương hiệu ấy thực hiện và thể hiện. 

Hãy nghĩ về một vài thương hiệu bạn quan tâm đến nhất, và tự hỏi xem liệu yếu tố đồ họa có hơn gì một nhân tố định hình cho những trải nghiệm mang tính thỏa mãn của bạn hay không. 

Còn câu hỏi này nữa: Liệu bạn có để ý xem những logo của các thương hiệu mà bạn quan tâm ấy trông như thế nào? Có một thực tế là nhiều người còn không nhớ được logo của Amazon hay của Google hình dáng như thế nào. Logo có thể mang lại sự thừa nhận thương hiệu, nhưng cái ý nghĩa mà chúng ta gắn với những logo đó có phải là kết quả của thực tế không, hay chỉ là sản phẩm từ trí tưởng tượng của các nhà thiết kế?

Quay trở lại với những thứ đồ công nghệ luôn được mang theo trong người chúng ta. Giá trị của thương hiệu là lời kêu gọi không trực quan bằng tính xác thực, sự phù hợp và tiện ích của chúng. Điều này có nghĩa là logo chỉ có vai trò hoạt động hiệu quả như một biểu tượng không hơn không kém.

Với Yahoo, có vẻ như mọi chuyện đang diễn ra theo chiều hướng tích cực. Giao diện người dùng trên một số sản phẩm chủ đạo được tái thiết kế, thời gian người dùng cập nhật trang web có xu hướng tăng, một đội ngũ nhân viên lưu động khổng lồ được xây dựng. Yahoo cũng đã mua lại Tumblr và rất nhiều những công ty nhỏ mới thành lập, có cổ phần trong tập đoàn Alibaba ở Trung Quốc. Tất cả những điều này hứa hẹn về một chế độ trả lương hậu hĩnh cho nhân viên.

Tuy nhiên,tồn tại mặt trái của sự việc, đó là doanh thu của Yahoo giảm 7% trong suốt quý 2 và vào năm ngoái, và kết quả dự đoán cho phần còn lại của năm còn thấp hơn so với mong chờ của phố Wall. Điều đáng phiền toái hơn là doanh thu quảng cáo còn giảm xuống 12%. 

Đối với một công ty mang tiếng là đang tái tạo chính nó, Yahoo thực chất vẫn kinh doanh theo một cách thức lạc hậu: Bán không gian quảng cáo, và không ai biết được Yahoo sẽ thay thế cách thức đó như thế nào. Logo của Yahoo hoàn toàn không có câu trả lời cho câu hỏi đó.

Vậy, chiến dịch trên nói với chúng ta điều gì? Nó cho chúng ta biết rằng, có một bộ phận marketing đang kiếm tìm cách thức tạo sự chú ý nhằm tăng lượng người truy cập trang web của Yahoo, qua đó cải thiện được những con số được đề cập ở trên. Điều đó hoàn toàn hợp pháp. 

Nhưng chiến dịch ấy không hề nêu ra bất kì điều gì nữa về cái mà Yahoo tuyên bố là sẽ khác biệt hoàn toàn so với bản chất cũ của nó trước khi chiến dịch bắt đầu. Thực tế, tính chất đồ họa của việc xây dựng thương hiệu đã chỉ ra rằng ít nhất có nhiều thứ thuộc về Yahoo vẫn không hề khác so với trước kia. Ngoài ra, cái chiến dịch trên chẳng nói thêm được điều gì nữa.

Cuối cùng, sau 30 ngày ngụp lặn trong những logo khác nhau, chúng ta có thể dự đoán rằng logo “chính thức” sẽ được Yahoo tiết lộ vào đầu tháng 9 sẽ không khá khẩm hơn phiên bản thứ 31 là bao.

Phong Linh

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM