img
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 1.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 2.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 3.

PGS. TS Nguyễn Trường Sơn: Là trở lại quê hương.

Ngày 2/11/2018, tôi tạm biệt Chợ Rẫy ra Hà Nội nhận quyết định Thứ trưởng Bộ Y tế. Thực ra lúc ấy không kỳ vọng gì nhiều. Đến giai đoạn thì nên đi. Trách nhiệm của người đứng đầu là phải tiến lên để tổ chức mình phát triển, đội ngũ mình phát triển.

Tôi được mẹ sinh ra, lớn lên ở Hà Nội nhưng ba gốc Sài Gòn. Cả nhà chuyển vào Sài Gòn từ 1975. Ở tôi, một phần mang cốt cách của người Hà Nội, còn trưởng thành và trở nên như bây giờ là nhờ Thành phố đã uốn nắn, dạy dỗ, cưu mang.

Cả gia đình tôi đều đang sinh sống ở TP. HCM. Đây là ảnh chụp cháu ngoại trong lần đầu tiên được đi chơi trên đường Nguyễn Huệ sau giãn cách ở Thành phố. Con bé được cho chim bồ câu ăn, được chạy nhảy sung sướng.

Tôi gọi đây là hình ảnh của tự do và để bức hình này ngay ngoài màn hình laptop. Bởi vì muốn được thường xuyên nhìn ngắm giây phút đứa bé mình yêu thương sống bình an, hạnh phúc! Nhìn để nhớ mãi gương mặt rạng rỡ, nhớ mãi tiếng cười giòn tan của cháu, để hiểu thêm sự quý giá của giây phút tự do.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 4.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 5.

PGS. TS Nguyễn Trường Sơn: Chẳng tự hào gì cả! Cháu của tôi ở nhà nếu nhìn thấy ông trên tivi nó toàn gọi to: "Ông ngoại ơi, về đi! Về đi!"

Nó chẳng cần gì hết. Nó chỉ cần ông ngoại ở bên cạnh là được rồi. Tôi cũng vậy, chỉ mong dịch bệnh qua đi, hết tuần làm việc, mình được về bên gia đình.

Thú thật, ra mặt trận chống dịch lúc nào cũng nhiều ấn tượng nhưng đợt dịch thứ 4 này, có quá nhiều ấn tượng khiến cuộc đời mình sẽ không thể nào nguôi.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 6.


Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 7.

PGS. TS Nguyễn Trường Sơn: Quá nhiều trường hợp rất đau lòng tại thời kỳ đầu mình phải chứng kiến.

Bệnh nhân cấp cứu không nổi vì tình trạng bệnh của cơ thể đã không còn đáp ứng được bất kỳ hình thức hồi sức hay cứu chữa nào nữa. Hoặc cơ sở y tế ở địa bàn đó đã quá tải, không thể thu nhận được. Thêm vào đó, người dân lại hướng kỳ vọng vào các đơn vị hồi sức như Chợ Rẫy chẳng hạn. Họ luôn có quán tính chở thẳng người bệnh vào Chợ Rẫy.

Một thời anh em báo cáo có xe chở bệnh nhân do người nhà tự đưa đến. Bệnh nhân ngồi giữa ngáp ngáp. Xe vừa đỗ ở sảnh bệnh viện là "đi" luôn.

Khủng khiếp!

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 8.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 9.

PGS. TS Nguyễn Trường Sơn: Năm 1987, tốt nghiệp đại học tôi về luôn Chợ Rẫy. Đến ngày ra Bộ Y tế là tròn 30 năm làm việc tại bệnh viện.

Tôi vẫn nhớ mình từng phải cấp cứu vụ nổ bình hơi ở Bình Dương. Lúc nhận bệnh nhân bỏng hơi, da bị lột hết nhưng cơ quan thần kinh vẫn còn nguyên cho nên người vẫn tỉnh. Thời điểm ra cấp cứu tôi phải lấy băng mỡ đắp lên khắp người. Bệnh nhân nói năng tỉnh như sáo nhưng chỉ một ngày sau cả mười mấy người đó tử vong vì bị mất nước nhanh kinh khủng. Không thể cứu chữa nổi.

Tuy nhiên, sự khốc liệt của hệ thống hồi sức cấp cứu bình thường khác lắm với cuộc tổng tấn công và những mất mát từ đại dịch. Khác lắm luôn!

Chợ Rẫy vốn là điểm cuối của mọi tai nạn, mọi cấp cứu khẩn cấp và nặng nhất ở phía Nam. Trung bình một ngày hệ thống hồi sức của bệnh viện ghi nhận khoảng 10 - 20 ca tử vong. Có những cái chết thực sự đau xót nhưng so làm sao nổi với khoảng từ 70 cho đến gần 100 ca tử vong mỗi ngày ở cả hai cơ sở điều trị Covid-19 mà Chợ Rẫy phải đảm nhiệm trong đợt dịch lần này.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 10.


Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 11.

PGS. TS Nguyễn Trường Sơn: Về cái chết?

Không! Vẫn sợ! Sợ chứ.

Ngày xưa đi trực nhiều đêm không ngủ nổi vì cấp cứu xong, bệnh nhân mất ngay trước mắt mình. Nỗi đau đó... đau... đến không nhắm mắt nổi. Bây giờ cũng thế.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 12.

PGS. TS Nguyễn Trường Sơn: Nhiều đêm trằn trọc đến sáng. Còn nói không ngủ triền miên là nói quá. Bởi vì giống tất cả mọi người thôi. Mình là con người, chứng kiến đồng loại nằm bất động đau lắm.

Những bữa đi đến nơi địch tấn công ác liệt về có khi mắt đỏ hoe. Bộ phận thường trực ngồi khóc cả với nhau! Rồi những hôm khổ tâm quá nhưng cần chợp mắt để mai có sức đi làm, bọn mình phải tìm đến cả rượu. Uống cay xé cổ cho bớt nhói trong lòng đi. Bạn nghĩ xem hơn 300 ca tử vong trong một ngày?

Thôi không nói nữa....

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 13.

Thứ trưởng Trường Sơn cùng đoàn công tác kiểm tra công tác phòng, chống dịch ở Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 số 6 (TP Thủ Đức).

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 14.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 15.

PGS. TS Nguyễn Trường Sơn: Có lúc muốn phát điên!

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 16.

PGS. TS Nguyễn Trường Sơn: Phải nói như thế nào nhỉ?

Đau có lẽ không hẳn chỉ do diễn biến của dịch ác liệt. Nhiều lúc là vì nghĩ mình bất lực! Bởi vì có những thay đổi mình không hài lòng, không chấp nhận nổi.

Chẳng hạn như ở một số giai đoạn, hoạt động xét nghiệm không đạt được tốc độ mong muốn. Nếu xét nghiệm tăng công được suất lên ngay từ giai đoạn đầu tháng 6 để đạt tốc độ nhanh, quy mô lớn và kết quả sớm hơn nữa thì tốt biết mấy…

Tôi nói rõ chỗ này để bạn hiểu. Khi xét nghiệm không đạt được như mình mong muốn thì thứ nhất, F0 chưa được phát hiện đủ. F0 cứ thế lây lan âm thầm trong cộng đồng vì không được ngăn chặn, tổ chức giãn cách không chuẩn. Thứ hai, F0 có thể bị trở nặng vì không biết theo dõi hoặc chưa được trang bị thuốc men và cả kiến thức chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân Covid-19 ở nhà. Thứ 3 nữa, hệ thống ứng phó dịch của y tế cơ sở lúc đó còn rất nhiều khiếm khuyết.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 17.

Hệ thống tổng đài cấp cứu 115 và sau đó là khai báo y tế 18001119… gần như bị nghẽn hết. Xe cấp cứu càng thiếu hơn. Khi người bệnh gọi được xe thì đã trở nặng. Mà đã xong đâu, không ít người nằm trên xe cấp cứu đi hết nơi này sang nơi kia không nhập viện được vì quá tải.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 18.

PGS. TS Nguyễn Trường Sơn: Thật ra hồi đầu tháng 6, trước lúc tôi nhận quyết định vào thường trực ở Tp. HCM, Thủ tướng đã gặp riêng và hỏi: "Chú muốn đề đạt gì không?"

Tôi báo cáo điều duy nhất mình cần là Chính phủ nhìn nhận trận đánh không chỉ riêng ở TP. HCM mà là cả vùng các tỉnh xung quanh. Phải nhìn như vậy để có cùng một chính sách, một chiến lược, một kế hoạch đồng bộ cho cả vùng thì mới kiểm soát được trận này. Không thể có chuyện Bình Dương giữ Bình Dương, Đồng Nai giữ Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu giữ Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang giữ Tiền Giang, Long An giữ Long An được.

Trong các hoạt động sau này Thủ tướng đều chỉ đạo theo hướng đó.

Bên cạnh đó, tôi hiểu TP. HCM là thành phố trẻ. Kể cả lãnh đạo cũng trẻ và rất cầu thị. Về sau một số ý kiến cho rằng có sự bất hòa nào đó giữa Bộ Y tế với chính quyền Thành phố, nhưng tôi không nghĩ như vậy.

Anh em làm việc với nhau hết sức chân tình và trân quý nhau, cùng nhau hướng đến mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Bất cứ vấn đề nào BCĐ Quốc gia hay cơ quan Thường trực của Bộ chia sẻ, khi họ nhận ra được vấn đề thì Thành phố đều đồng lòng và tổ chức thực hiện rất quyết liệt. Đặc biệt là anh Bảy Nên (ông Nguyễn Văn Nên - Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh). Anh ấy nhìn rất nhanh, rất sắc những tồn tại và cũng là người triển khai công việc hết sức quyết liệt, không chùm tay. Các anh chị Chủ tịch, Phó chủ tịch thành phố đều hết sức xả thân.

Chính bởi vì tin tưởng nhau hết sức cho nên trong mọi cuộc họp với Thành phố tôi đều chọn giải pháp nói rất thẳng, nói hết ý. Sau đó anh em lựa chọn thấy kiểu nào tối ưu thì bàn bạc để cùng làm cho hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 19.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 20.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 21.

PGS. TS Nguyễn Trường Sơn: Bởi vì nhiệm vụ của mình là tham mưu về mặt chuyên môn và từ đó xây chiến lược, tư vấn, hỗ trợ cho lãnh đạo Thành phố tổ chức thực hiện. Mình phải nghiên cứu rất nhiều dữ liệu, rất nhiều kinh nghiệm, rất nhiều thử nghiệm, rất nhiều dự báo để từ đó thấy được cái gì cần làm, cái gì chưa cần làm, cái gì không cần làm, cái gì bắt buộc phải làm.

Chẳng hạn như thời điểm bàn về xét nghiệm. Có ông hỏi, nên tiếp tục siết hay không?

Tôi bảo thẳng: "Đó là nguyên tắc! Các ông đừng có bàn lùi!"

Thật sự hôm đấy tôi đứng tranh luận 15 phút, đến cuối cùng nghẹn cả giọng. Bởi vì mình phải đấu tranh cho điều mình biết chắc nếu không làm được thì hỏng cả một cuộc chiến. Đến cuối buổi một đồng chí bảo: "Giá có nhiều người dám nghẹn ngào như ông Sơn!"

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 22.

PGS. TS Nguyễn Trường Sơn: Vấn đề ở đây là xây dựng chiến thuật thì phải vừa thống nhất, kiên định cho cả một chiến dịch vừa phải linh hoạt thích ứng ở từng thời điểm.

Giai đoạn đầu ở TP. HCM chưa ai và chưa bao giờ hình dung đợt dịch này bùng phát khủng khiếp đến như thế. 

Lúc đầu Thành phố tổ chức hệ thống y tế điều trị, ứng phó đa tầng. Cụ thể là 5 tầng, dẫn đến xuất hiện sự chồng chéo giữa một số tầng. Khi lực lượng hỗ trợ từ các địa phương khác tiến về Thành phố và được bổ sung thẳng đến các mặt trận. Ví dụ như chỗ tiêm vắc xin, chỗ lấy mẫu, chỗ làm xét nghiệm, rồi các bệnh viện nơi cách ly F0 tập trung, bệnh viện dã chiến... Kể cả bệnh viện hồi sức cũng có lực lượng hỗ trợ vào. Nhưng vì đang có sự chồng chéo trong hệ thống điều trị nên sự phối hợp giữa các bộ phận, các tuyến, các tầng chưa hiệu quả mặc dù tất cả các bên đều rất có thiện chí, muốn phối hợp. Sự bất cập này vô hình chung khiến anh chị em nhân viên y tế gặp rất nhiều khó khăn khi làm nhiệm vụ.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 23.

Những vướng mắc đó mình đều phải tháo gỡ dần dần về sau này.

Cú hích quan trọng giúp mọi vướng mắc được tháo là sự kiện kiện toàn Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cùng với việc Thủ tướng tham gia với tư cách Trưởng ban chỉ đạo. Việc kiện toàn không phải do thiếu sót của những người làm trước. Ý nghĩa thực sự là vì vùng dịch đang lan với quy mô rộng lớn hơn trước kia rất nhiều. Chính vì vậy Tổng bí thư, Bộ Chính trị mới quyết định cần có một người ở tầm điều khiển vĩ mô hơn để huy động toàn quốc chống dịch một cách đồng bộ.

Chỉ trong 2 ngày 22 - 23/8/2021 Thủ tướng ký liên tiếp 2 công điện 1099/CĐ-TTg và 1102/CĐ-TTg. Cho đến lúc ấy gần như mọi cơ quan, mọi tổ chức, mọi địa phương phải vào cuộc hết. Trước kia có thể có chuyện việc nọ nơi kia nhưng từ khi Thủ tướng phụ trách mọi hoạt động chống dịch được đưa vào lề lối khuôn phép hết.

Băn khoăn nhất của Thủ tướng là chiến lược xét nghiệm.

"Mình làm có đúng với khoa học hay không?" - Thủ tướng đã rất nhiều lần trao đổi, hỏi đi hỏi lại về điểm đó. Chính vì vậy Bộ phận thường trực cùng với Bộ Y tế đều tham mưu là bắt buộc phải làm một đợt. Một chiến dịch ngắn ngày thôi cũng được nhưng phải làm để phân cho ra được vùng dịch. Từ đó lực lượng chống dịch mới biết ở đâu có dịch, với mức độ nguy cơ như thế nào... để tổ chức phương án đáp ứng và kiểm soát.

Và cho đến ngày 23/8 xét nghiệm mới được bắt đầu một trận đánh lớn. Thời điểm đấy, GS Quỳnh Mai (GS.TS Lê Thị Quỳnh Mai - Phó viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ trung ương) gần như làm việc 20 tiếng mỗi ngày. Cứ 4 giờ sáng là cô ấy dậy họp hành, tổ chức công việc. 11 - 12 giờ đêm lại tổng kết báo cáo, tính toán phương án cho ngày hôm sau... Kết quả, xét nghiệm đã gần như ngay lập tức giúp BCĐ trinh sát địch rất chính xác.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 24.

Kể từ đó chiến thuật kiểm soát dịch mới được triển khai sắc nét ở cả hai gọng kìm. Thứ nhất, giãn cách xã hội trong thời gian cụ thể: có bắt đầu, có kết thúc một cách chặt chẽ hơn bao giờ hết. Thứ hai, xét nghiệm diện rộng có trọng tâm trọng điểm nhằm phát hiện ổ dịch sớm, tổ chức khoanh vùng kiểm soát và ổn định từng địa bàn.

Nhằm phát huy sức mạnh của hai gọng kìm chúng ta vừa tạo dựng nên, Thủ tướng đã chỉ đạo giải pháp quan trọng nhất - lấy xã phường làm pháo đài, người dân là chiến sĩ, coi thành quả chống dịch là của nhân dân. Đồng thời giao Bộ Y tế tăng cường thu nhận, phân bổ sinh phẩm, trang thiết bị phòng chống dịch, tổ chức tiêm vắc xin… để mọi vùng nóng y bác sĩ không bị thiếu vũ khí và từng người dân không bị thiếu thuốc men.

Cũng chưa bao giờ bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế lại ra nhiều văn bản với TP. HCM như vậy. Trước đó ở Đà nẵng, các bên thường chỉ trao đổi rồi địa phương thực hiện. Ở Bắc Giang có thể có một vài văn bản. Nhưng TP. HCM thì có vô cùng nhiều văn bản.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 25.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 26.

PGS. TS Nguyễn Trường Sơn: Bởi vì chúng tôi phải lưu lại những ý kiến mà với vai trò trách nhiệm hỗ trợ chống dịch cho Thành phố mình đóng góp chứ không phải là chỉ huy hay chỉ đạo. Mình chỉ tham mưu thôi hoặc là một bộ phận tư vấn chính sách. Gần như thế.

Thành phố lúc đó đồng chí Chủ tịch cũng như đồng chí Bí thư đều đang có tổ tư vấn. Trong tổ có các anh chuyên gia cả về y tế, kinh tế, xã hội, chính sách công... Tôi đã có 3 - 4 dịp làm việc với anh Tư Phong (ông Nguyễn Thành Phong) lúc đó là Chủ tịch và anh Bảy Nên - Bí thư về tổ đó.

Vai trò của các anh chị em trong tổ phải nói là tốt. Họ đã dày công nghiên cứu, tư vấn cho Thành phố nhiều quyết sách. Tuy nhiên, mình cũng phải hiểu dịch này đối với cả nhân loại đều quá mới, mọi diễn biến khó lường với ngay cả giới chuyên gia.

Lúc đầu có một số người dự báo dịch hoàn toàn khác do chưa lường được con Delta này phát tác nhanh như vậy. Còn về Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế, mình không tự hào gì cả nhưng bởi đã phải chạm trán, đã phải đánh "giáp lá cà" với con virus này ở quá nhiều trận. Thêm nữa lại vừa trở về từ Bắc Giang. Cho nên ngoài dữ liệu thống kê, chúng tôi còn cực kỳ nhạy cảm với mọi dấu hiệu và sức công phá của virus. Do đó khi giúp Thành phố thực hiện được hai thay đổi quan trọng thì bản thân chúng tôi hạnh phúc.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 27.

Đoàn công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thăm và tặng quà tại trung tâm H.O.P.E và trường mầm non Sao Mai, quận 5, tp. HCM

Thứ nhất, giảm được phân tầng trong hệ thống điều trị, từ 5 tầng chuyển xuống thành 3 tầng cho gọn. Thứ hai kết nối, xây dựng mô hình Bệnh viện CHỊ EM trên giúp dưới, dưới giúp trên, tập huấn đào tạo liên thông liên kết chuyển lên nếu nặng, chuyển xuống nếu giảm nhẹ… Nhờ chỉnh đốn lại chiến lược, làm hoàn thiện mô hình và nhân rộng thành hệ thống cho toàn thành phố nên sức mạnh của hệ thống điều trị đã bắt đầu được củng cố.

Thêm vào đó, Bộ trưởng đã có quyết sách mà tôi đánh giá hết sức đúng đắn. Anh Long cử 25 đồng chí lãnh đạo ở tất cả các Cục - Vụ - Viện trực thuộc Bộ trực tiếp vào TP. HCM và giao cho Bộ phận Thường trực quản lý, phân bổ. Chúng tôi đã phân 25 nhân tố quan trọng này đến cùng sinh hoạt, cùng chống dịch tại tất cả các quận, huyện trên toàn địa bàn Thành phố.

Anh Nguyễn Thanh Hà - Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường, anh Giang Hán Minh của Phó Chánh Thanh tra Bộ nắm địa bàn, hỗ trợ xây dựng kế hoạch chống dịch cho Thủ Đức. Quận 7 thì có anh Mạnh, anh Cảnh là hai ông Cục Phó Cục AIDS. Củ Chi có ông Chung - Cục Phó cục Khoa học Công nghệ và Đào Tạo. Rồi Hóc Môn là anh Đồng Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. Bình Thạnh là anh Cảnh - Chủ tịch Hội đồng trường của ĐH Y Hải Dương - làm rất tốt.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 28.

Các quận, huyện có anh em từ Bộ cắm về đều rất quý những người này. Anh em trong thành phố toàn gọi đùa mấy ông này là "25 vì tinh tú". Bởi vì họ chính là người đã xây dựng chính sách phù hợp cho từng địa bàn ở từng giai đoạn và góp phần cùng địa bàn gỡ rối, làm chủ diễn biến dịch. Từ đó đem lại thành công cho các quận, huyện trước khi những quận huyện khác đạt được bình ổn. Ví dụ như Cần Giờ, quận 7, Củ Chi là những địa phương gần như xanh đầu tiên ở TP. HCM.

Từ đây chúng tôi có quyền nghĩ đến những những hy vọng mới. Và mình bắt đầu nhìn thấy tia hy vọng là ở đâu bạn biết không?

Chút ánh sáng le lói lên chính là vào lúc bệnh viện phụ sản Hùng Vương ra đời được Trung tâm H.O.P.E. Đáng quý cực kỳ!

Tôi cứ nghĩ mãi về cụm từ Have Only Positive Expectation - nơi đây mang đến hy vọng cho tương lai, khi đi tìm tên cho ý tưởng chăm sóc trẻ được sinh ra trong đại dịch. Ngay sau khi tôi trao đổi ý tưởng chuyên môn và cách thức vận hành, chị Phan Thị Thắng - Phó chủ tịch TP.HCM đã chỉ đạo rất sát sao để H.O.P.E ra đời càng sớm càng tốt.

Bởi vì chứng kiến đứa trẻ con vừa sinh ra đời đã phải cách ly khỏi mẹ bị Covid-19 ai cũng xót xa. Cho nên H.O.P.E phải ra đời và đi vào hoạt động càng sớm càng tốt để còn làm cái nôi bình an cho những em bé đó. Hôm tôi vào thăm nhìn thấy tình nguyện viên đón trẻ, bế ẵm, ôm ấp kiểu Kangaroo như con như cháu... Thương lắm. Tôi nghĩ chắc cuộc sống cũng nảy mầm từ đó!

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 29.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 30.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 31.

PGS. TS Nguyễn Trường Sơn: Nothing! (Chẳng gì cả! - PV). Thật sự ra tôi muốn quên đi tất cả. Sau khi từ Đà Nẵng ra nhiều người muốn tôi lên truyền thông và nếu phải chia sẻ cũng chỉ bởi tôi bị yêu cầu. Cá nhân tôi muốn quên đi tất cả để tiếp tục sống an lành trong "bình thường mới". Giờ nếu được nói từ muốn, thì tôi chỉ muốn có thời gian về chơi với cháu ngoại, đưa cháu ngoại đi chơi, đi dạo, cho chim bồ câu ăn...

Còn điều tôi trân quý nhất đó là tinh thần vào cuộc của các lực lượng và ý thức chấp hành của người dân. Người dân mình rất tốt mặc dù đại đa số người dân trong giai đoạn giãn cách không chỉ ở TP. HCM đâu, Bắc Giang rồi Đà Nẵng cũng thế…, họ đã phải cực khổ quá nhiều.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 32.

Có những người công nhân, bạn thấy không?

Thủ tướng đến từng nhà mới tận mắt thấy trong phòng trọ trống trơn, chỉ có đúng 15kg gạo Thủ tướng mang đến tặng là tài sản, là lương thực duy nhất! Đến nước uống họ còn hết thì lấy gì mà ăn, mà sống?

Giai đoạn bộ đội chưa vào, Thành phố phải nói cực kỳ khó khăn. Tất cả mọi thứ có được đều do bà con đi chợ giùm rồi chia nhau. Lúc đó các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp, cá nhân phải xúm tay vào với tinh thần đùm bọc, nhường cơm sẻ áo, chia sẻ từng cân gạo, mớ rau, lạng thịt, quả trứng cho nhau. Nếu nói về những ngày tháng đó, tôi chỉ muốn nói mình thực sự xúc động vì bà con trân quý nhau quá chừng. Ở Thành phố quý báu nhất là TÌNH NGƯỜI. Còn cảm xúc khi đi chống dịch này nọ thì thôi, bỏ đi!

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 33.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 34.

PGS. TS Nguyễn Trường Sơn: À! Thôi được rồi, bây giờ ta nói về công văn đó luôn đi. Bạn đọc hết và đọc kỹ công văn đó chưa?

Nếu đọc hết rồi thì cũng nhân văn lắm chứ không như nhiều người suy diễn. Trong đó có đề nghị tổ chức kiểm tra, đôn đốc, giám sát chặt chẽ; biểu dương, khen thưởng kịp thời các cá nhân, tập thể nghiêm túc thực hiện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đồng thời nghiêm khắc kỷ luật, đình chỉ hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật về khám bệnh chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh Covid-19.

Thực tế thấy người bệnh không nhận, thấy người ốm nặng không cứu… những việc như vậy người thầy thuốc không được phạm vào. Đó là lời thề của người thầy thuốc rồi. Tuy nhiên xét một cách chi tiết, không phủ nhận rằng công văn đó có thể có những lời lẽ tạo cơ hội cho nhiều người không hài lòng cho rằng trong bối cảnh khó khăn mà ông Sơn này lại dọa tước bằng anh chị em!

Thôi, điều tiếng ở đâu, mình ký thì mình chịu. Nhưng bảo thu hồi, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm chẳng có gì sai để phải thu hồi. Bởi nói về nhiệm vụ, có thể quan điểm của tôi nghiêm khắc quá chăng khi luôn quán triệt tinh thần người lính nơi tuyến đầu. Một, anh thấy địch, anh không bắn. Hai, anh thấy địch, anh bỏ chạy, anh rút lui, trong khi các chiến sĩ khác đang xung phong, cầm cự. Chắc chắn anh phải chịu hình thức kỷ luật chứ.

Tuy nhiên, điều tôi có thể suy nghĩ một chút đó là thời điểm ban hành. Nếu ở thời điểm bớt căng thẳng hơn chắc người ta sẽ không nỡ khai thác theo chiều hướng không đúng. Chứ tôi không ân hận vì đã ký văn bản đó.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 35.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn: “Có lúc cả bộ phận thường trực ngồi khóc với nhau - Ảnh 36.
Thanh An
Việt Hùng - Tuấn Minh
Tuệ Nhật
Theo Trí Thức Trẻ6/11/2021

Doanh nghiệp tiếp thị