Thời trang Việt giữa cơn bão du nhập thương hiệu ngoại và nỗ lực tìm chỗ đứng của một Founder trẻ

25/12/2019 13:30 PM | Kinh doanh

Theo thống kê trong thời gian gần đây, người Việt dành đến hàng tỷ đồng mỗi năm cho thời trang ngoại nhập, bỏ qua thực tế phần lớn trong số đó vốn cũng là những thương hiệu bình dân ở xứ người.

Cứ mỗi khi có một hương hiệu thời trang nước ngoài chính thức mở cửa hàng tại Việt Nam, khung cảnh hàng trăm người dân kiên nhẫn xếp hàng cả giờ đồng hồ để được vào mua sắm lại diễn ra, cho thấy sự hào hứng của người Việt trước cơn bão thời trang "nhanh".

Khái niệm instant fashion (thời trang "mì ăn liền") ra đời từ những năm 80 và nhanh chóng trở thành xu hướng bởi sự tiện lợi của nó. Khoảng thời gian để phát triển sản phẩm mới và bày bán tại cửa hàng chỉ mất trung bình 6-7 ngày. Trong một năm, các thương hiệu này có thể sản xuất đến 12.000 mẫu thiết kế.

Vốn là những thương hiệu bình dân, khi đến Việt Nam, các nhãn hàng ngoại thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng và bỗng nhiên được tái định vị. Các cửa hàng hoành tráng ở trung tâm mua sắm, hình ảnh người mẫu ngoại mặc sản phẩm và giá trị nhất là cái mác ngoại nhập đã khiến đông đảo người Việt nhìn nhận đây là những bộ quần áo "cao cấp".

Trong khi đó, các nhãn hàng thời trang cao cấp "Made in Vietnam" phải nỗ lực rất nhiều để tìm chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng, nhất là những thương hiệu trẻ mới ở giai đoạn đầu quá trình gây dựng tên tuổi. Họ phải quay cuồng với một chuỗi công việc: định hình phong cách nhãn, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, xây dựng các chiến lược phù hợp để giới thiệu sản phẩm… Tất cả để có thể vươn mình cạnh tranh trong một lối đi hẹp dành cho local brands, dẫu vẫn luôn đứng trên sân nhà.

Tháng 11 vừa qua, dự án Redefining: Made in Vietnam – Made by Vietnam với sự tham gia của những cá nhân đại diện cho ngành công nghiệp thời trang nước nhà đã chỉ ra tầm quan trọng của việc định hướng và nâng tầm giá trị các thương hiệu Việt. Thực tế, các mặt hàng thời trang thuần Việt có chất lượng rất tốt, được công nhận bởi nhiều chuyên gia và bạn bè quốc tế.

Thời trang Việt giữa cơn bão du nhập thương hiệu ngoại và nỗ lực tìm chỗ đứng của một Founder trẻ - Ảnh 1.

Founder của Tiffany Tran, một gương mặt mới trong thời trang cao cấp dành cho nữ giới có chia sẻ: "Cá nhân tôi không đặt nặng vấn đề cạnh tranh mà chỉ làm tốt nhất những gì tôi có thể, bởi tôi cho rằng được làm điều mình thích, nỗ lực hằng ngày với đam mê của mình đã là chiến thắng bản thân rồi." Vốn là một doanh nhân có đam mê thời trang, sau khi tốt nghiệp ngành Quan Hệ Quốc Tế tại Canada, chị Tiffany Trần trở về Việt Nam làm việc và cho ra đời thương hiệu thời trang nữ mang tên mình vào đầu năm 2019.

Thời trang Việt giữa cơn bão du nhập thương hiệu ngoại và nỗ lực tìm chỗ đứng của một Founder trẻ - Ảnh 2.

Chị Tiffany Trần (ngồi bên phải) với mong muốn phát triển dòng thời trang thiết kế cao cấp, chất lượng và được tạo nên chính bởi đôi tay người Việt.

Trong ngành thời trang, thước đo giá trị trước hết xuất phát từ bản thân món hàng. Vòng đời của một chiếc váy là quá trình từ lúc định hình ý tưởng thiết kế, lên mẫu, chọn vải, cắt may và lên kệ. Tốc độ sản xuất của mỗi mẫu có thể dao động từ 6-7 tuần. Thời trang thiết kế cao cấp phải trải qua sự đầu tư về thời gian và tâm huyết, có dấu ấn riêng của thương hiệu, đề cao chất lượng và trải nghiệm của người tiêu dùng. Đây cũng chính là con đường mà Tiffany Tran đang theo đuổi.

Với bộ sưu tập đầu tiên được đón nhận thông qua nhiều phản hồi tích cực, Tiffany Tran quan niệm thời trang không đơn thuần chỉ là quần áo lụa là mà còn thể hiện khí chất người mặc, bởi bạn như thế nào thì trang phục của bạn cũng tương xứng thế ấy.

Thời trang Việt giữa cơn bão du nhập thương hiệu ngoại và nỗ lực tìm chỗ đứng của một Founder trẻ - Ảnh 3.

Xem thêm các thiết kế mới của Tiffany Tran tại đây.

Christian Dior từng nói: "Bạn mặc đẹp không nhờ vào số tiền bạn có, mà nhờ vào sự hiểu biết." Hướng đến khách hàng là nữ giới yêu thời trang tinh tế, thanh lịch, muốn thể hiện sự chỉn chu và duy mỹ, Tiffany Tran tin mình không chỉ bán thời trang mà đang bán giá trị. Đó là giá trị của người phụ nữ qua hình hài của một chiếc váy được chọn lựa kỹ càng từ chất liệu, form dáng, đường cắt may… để tạo ra nó vẹn toàn nhất có thể. "Một người phụ nữ ăn mặc đẹp, đồng nghĩa với việc bạn là một người lịch thiệp. Vì thế, tôi thích ngắm nhìn họ và cũng thích họ mặc những trang phục đẹp của tôi để được ngắm nhìn. Đó là cách chúng ta tôn trọng nhau, phải không?" - Founder của Tiffany Tran bộc bạch.

Ánh Dương

Từ khóa:  kinh doanh
Cùng chuyên mục
XEM