“Thời kỳ vàng son” của nước Đức liệu có chấm dứt khi bà Merkel rời đi?

27/09/2021 08:39 AM | Xã hội

Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Angela Merkel, sức mạnh và ảnh hưởng của Đức trong các vấn đề châu Âu và toàn cầu là không thể chối cãi.

Cuộc khảo sát do Tổ chức tư vấn đối ngoại của Hội đồng châu Âu thực hiện tại 12 quốc gia EU vào đầu mùa hè với kết quả được công bố tuần trước cho thấy người châu Âu vẫn coi bà Merkel là biểu tượng cho một khối đoàn kết, và mong muốn Đức tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo trong EU. Tuy nhiên, có sự bi quan trong và ngoài nước về tương lai của nước Đức thời "hậu Merkel".

Cuộc thăm dò cho thấy nhiều người châu Âu coi Đức là một cường quốc đang suy yếu - ở Đức đại đa số (52%) đều giữ quan điểm rằng đất nước của họ đã qua "thời kỳ hoàng kim". Chỉ 15% người được hỏi ở Đức cho biết họ tin rằng đất nước của họ vẫn đang ở trong "thời kỳ hoàng kim" cho đến ngày hôm nay, với 9% số người được hỏi tin rằng điều này vẫn còn tiếp diễn. Trên phạm vi rộng lớn hơn là toàn châu Âu, một phần ba số người châu Âu (34%) được khảo sát nói rằng hào quang của nước Đức đang lụi tàn, 21% nói rằng nước này đang ở "thời kỳ hoàng kim" ngày nay và chỉ 10% tin rằng thời kỳ này sẽ tiếp diễn trong tương lai.

Dữ liệu cho thấy sự không chắc chắn ở cả Đức và các nước láng giềng về tương lai của đất nước này, và vai trò lãnh đạo trên thực tế của EU sau khi bà Merkel rời nhiệm sở sau cuộc bầu cử liên bang vào ngày 26 tháng 9.

Merkel và Macron

Bất chấp một số chính sách gây tranh cãi, bà Merkel, ở tuổi 67 tuổi, sẽ rời nhiệm sở theo nhiệm kỳ của mình. Bà vẫn là một nhân vật nổi tiếng ở châu Âu, và hơn hẳn người đồng cấp của mình ở nước Pháp là Emmanuel Macron, mặc dù các nhà phân tích kỳ vọng Macron sẽ cố gắng lấp đầy khoảng trống lãnh đạo mà bà Merkel để lại.

Khi ECFR hỏi những người được hỏi họ sẽ bỏ phiếu cho ai trong một cuộc cạnh tranh giả định giữa Merkel của Đức và Macron của Pháp cho vai trò chủ tịch EU, nhóm nghiên cứu nhận thấy đa số người châu Âu (41%) sẽ bỏ phiếu cho Merkel và chỉ 14% sẽ bỏ phiếu cho Macron (45% còn lại nói rằng họ không biết, hoặc sẽ không bỏ phiếu).

Tỷ lệ ủng hộ cao nhất dành cho bà Merkel trong cuộc bầu cử giả định này thuộc về Hà Lan (58%), Tây Ban Nha (57%) và Bồ Đào Nha (52%). Thậm chí, trong số người Pháp, 32% sẽ bầu cho bà Merkel và chỉ 20% lá phiếu dành cho ông Macron.

Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi bà Merkel lại dành được một sự yêu mến lâu dài đến vậy. Bà được cho là sở hữu một "đôi tay vững vàng", sự thực dụng và "cái đầu lạnh" khi xử lý khủng hoảng - và bà đã giải quyết được một số vấn đề trong thời gian tại vị.

Bà Merkel đã dẫn dắt Đức, khu vực đồng euro và rộng hơn là EU vượt qua một số thiệt hại bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền sau đó ở khu vực đồng euro tại thời điểm khó khăn nhất vào năm 2012 và cuộc khủng hoảng di cư năm 2015 - 2016. Gần đây nhất, bà đã đóng một vai trò nổi bật trong phản ứng của châu Âu đối với đại dịch Covid-19, và cùng với Macron giám sát kế hoạch phục hồi của EU.

Tuy nhiên, các chính sách của bà Merkel trong thời kỳ khủng hoảng không phải lúc nào cũng "được lòng" các quốc gia khác.

Trong khi đó, quyết định của bà cho phép hàng trăm nghìn người di cư, chủ yếu từ Syria, vào Đức trong cuộc khủng hoảng di cư cũng khiến nước này lo lắng, và phần lớn được coi là nguyên nhân thúc đẩy sự ủng hộ của công chúng đối với đảng Cánh hữu Thay thế cho nước Đức.

Sự lãnh đạo phù hợp trong tương lai

Mối quan hệ của Đức với phần còn lại của EU và vai trò lãnh đạo trên thực tế của khối có thể thay đổi như thế nào khi bà Merkel rời nhiệm sở là một trong những ẩn số lớn về sự ra đi của bà.

Trong báo cáo mới nhất của ECFR có tựa đề "Vượt xa chủ nghĩa Merkel: Người châu Âu mong đợi điều gì ở nước Đức thời hậu bầu cử", được công bố vào tuần trước, các tác giả Piotr Buras và Jana Puglierin lưu ý rằng giới lãnh đạo chính trị thời hậu Merkel ở Đức sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc thay đổi vai trò của mình và với mối quan hệ với EU.

"Chủ nghĩa Merkel" không còn bền vững, và thủ tướng tiếp theo của Đức sẽ phải tìm một con đường khác về phía trước", Piotr Buras, đồng tác giả và người đứng đầu văn phòng ECFR tại Warsaw, nhận xét.

"Bà Merkel có thể đã kiên quyết duy trì hiện trạng trên khắp lục địa trong 15 năm qua, nhưng những thách thức mà châu Âu phải đối mặt hiện nay - đại dịch, biến đổi khí hậu và cạnh tranh địa chính trị - đòi hỏi các giải pháp triệt để hơn". Điều mà EU cần bây giờ là một nước Đức có tầm nhìn xa sẽ ủng hộ các giá trị của khối và bảo vệ vị trí của họ trên bản đồ thế giới".

Theo CNBC

Mỹ Linh

Từ khóa:  đức
Cùng chuyên mục
XEM