Thời cổ đại, chỉ cần hạ được cổng thành là nắm chắc thắng lợi, vì sao phe tấn công ít khi chọn cách đốt luôn cổng thành?

08/10/2020 21:08 PM | Sống

Trong các trận chiến thời cổ đại, người xưa thường dùng nhiều biện pháp để công thành nhưng ít khi chọn biện pháp đốt luôn cổng thành. Vì sao lại như vậy?

Vị trí quan trọng của cổng thành thời cổ đại

Trong các cuộc chiến tranh thời cổ đại, việc chiếm được thành trì đồng nghĩa với việc giành thắng lợi và hạ được cổng thành chính là khâu quan trọng nhất trong việc chiếm thành

Người xưa khi đánh trận thường có nhiều cách công cổng thành như khiêng trục xô vào cổng, sử dụng xe công thành, máy bắn tên, hoả tiễn.

Chúng ta thường thấy cách công thành của phe địch được sử dụng nhiều nhất trong phim truyền hình là leo thang dây.

Cách này thật ra gây tổn thất lớn nhất, cũng ngu ngốc nhất. Làm như vậy giải thích rất hợp lý cho khái kiệm "nộp mạng". Trên thực tế, quân đội đánh trận, khi tấn công cổng thành rất hiếm khi dùng tới cách đó.

Bởi vì cổng thành là vành đai phòng thủ quan trọng nhất trong chiến đấu của người xưa, được phe phòng thủ xem trọng nhất, chắc chắn cần phải bố trí cẩn thận.

Trên lầu cổng thành sẽ có lực lượng hùng hậu canh gác, các tướng sĩ bảo vệ cổng thành sẽ sử dụng những phương tiện như đá, cung tên, thậm chí là lửa, dầu sôi để phòng ngự kẻ địch công thành.

Cổng thành được làm bằng gỗ, tại sao trong chiến tranh thời xưa, phe tấn công ít dùng đến biện pháp đốt cổng thành?

Nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất trong kiến trúc cổ đại là gỗ, cổng thành cũng như vậy. Gỗ sợ nhất là lửa, vậy tại sao khi đánh trận, người xưa dùng những cách khác để xô cổng thành chứ không chịu dùng lửa để đốt luôn cổng thành?

 Thời cổ đại, chỉ cần hạ được cổng thành là nắm chắc thắng lợi, vì sao phe tấn công ít khi chọn cách đốt luôn cổng thành? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Thực ra, trong chiến tranh công phá lâu dài, sách lược của hai bên công - thủ có thể còn nhiều hơn người hiện đại chúng ta tưởng tượng.

Những gì chúng ta nghĩ được, người xưa cũng nghĩ tới. Khi ấy nếu như có súng máy đại bác, hẳn sẽ chẳng phải tốn sức xây dựng cổng thành làm gì.

Thế nên, các phe công thành không phải không nghĩ tới việc dùng lửa đốt luôn cổng thành để tấn công vào trong, chẳng qua việc này vừa khó thành công, vừa không thực dục nên không được chọn mà thôi.

Trong lịch sử cũng từng có một số vụ đốt cổng thành. Năm 1461, thái giám quản lý Tư lễ giám là Tào Cát Tường bắt tay với Trung Quốc công Thạch Hanh mưu phản ở kinh thành, với ý đồ mưu hại Minh Anh Tông Chu Kỳ Trấn.

Do việc mưu phản bất ngờ bị lộ, hai kẻ Tào, Thạch đành phát động tấn công lúc đêm khuya trong hoảng loạn. Khi tiến đánh cổng Đông An, Thạch Hanh đã châm lửa đốt cổng với ý đồ phá cổng xông vào.

Nhưng điều khiến Thạch Hanh tuyệt vọng chính là, quân thủ vệ cổng Đông An không hề dập lửa, lại còn thêm củi vào đống lửa, khiến cho lửa cháy ngày càng lớn, nhờ đó ngăn luôn được bước tiến của quân phiến loạn.

Nhưng tình huống này chỉ xảy ra khi không còn cách nào khác.

Thông thường, cổng thành không thể đốt cháy được. Cho dù có cháy, trong thành cũng sẽ lấy gạch, đá, ụ đất để chặn lại. Thậm chí, khi vào đường cùng, họ có thể lấy đá tảng, sắt nóng chảy để bịt hẳn cổng thành lại, bên trong không ra được, bên ngoài cũng không vào được.

 Thời cổ đại, chỉ cần hạ được cổng thành là nắm chắc thắng lợi, vì sao phe tấn công ít khi chọn cách đốt luôn cổng thành? - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Ngoài ra, trên cổng thành còn được thiết kế sẵn một kẽ hở, một khi bên ngoài cổng có lửa cháy, người ta sẽ đổ nước ra ngoài thông qua kẽ hở đó. Làm như vậy có thể dập được lửa rất nhanh chóng.

Ví dụ như thời Nam - Bắc triều, Hầu Cảnh tấn công Vân Đài đã "cầm bó đuốc thiêu Đại tư mã, các cổng Đông Tây Hoa", bị tướng thủ thành "đục lầu cổng thành đổ nước giội lửa".

Một yếu tố toàn cảnh nữa là, cổng thành thường đều có hào phòng thủ, đó là lý do tại sao nói "cổng thành bị đốt cháy, họa đến cá ao". Trong hoàn cảnh ấy, lửa cũng chưa chắc đã đáng sợ?

Hơn nữa, để tăng cường bảo vệ cổng thành, hào phòng thủ bên ngoài cổng thành của những thành lớn đều khá rộng, hơn nữa quân thủ vệ cũng vô cùng cẩn thận với việc canh phòng cổng thành, kẻ địch muốn tiếp cận cổng thành là điều vô cùng khó khăn.

Với phe phòng ngự, bảo vệ cổng thành là điều then chốt nhất, không giữ được cổng thành đồng nghĩa với việc thành trì thất thủ. Bởi vậy, phụ cận cổng thành sẽ được bố trí nhiều binh sĩ nhất, hơn nữa còn là quân tinh nhuệ.

Trên cổng thành có lầu cổng thành, phía trên được bố trí đầy binh sĩ. Họ đứng trên cao nhìn xuống, dễ dàng thấy được nhất cử nhất động của kẻ địch, dễ dàng tạo công kích mạch đối với kẻ công thành như bắn tên, ném đá, hắt nước sôi, ném cầu lửa…

Kẻ địch có ý đồ đốt cháy cổng thành hoàn toàn có khả năng bị bại lộ trong không gian không có nơi ẩn náu. Trong khi đó, việc bắn tên lên trên giết địch hiển nhiên rất khó khăn, binh lính dưới thành chẳng mấy chốc máu chảy thành sông.

So với việc tìm cách đốt cổng thành, chi bằng dùng bắc thang dây leo tường thành, hoặc dùng trục phá thành, tháp công thành, máy bắn đá để phân tán sự chú ý của quân thủ thành, yểm hộ cho đồng đội dùng xe công cổng thành đâm hỏng cổng thành sẽ nhanh gọn hơn.

Một điểm quan trọng nữa là, trong thời gian ngắn, quân địch sẽ không thể đốt cháy được cổng thành.

 Thời cổ đại, chỉ cần hạ được cổng thành là nắm chắc thắng lợi, vì sao phe tấn công ít khi chọn cách đốt luôn cổng thành? - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Vào thời cổ đại, cổng thành vô cùng được chú trọng. Gỗ làm cổng thành thường là những cây gỗ khổng lồ hàng ngàn năm tuổi được đốn về từ núi sâu, hơn nữa chất gỗ còn phải cứng chắc.

Loại gỗ được sử dụng thường là gỗ táo, gỗ du, xa xỉ thì lấy loại như gỗ thiết hoa làm nguyên liệu. Khả năng chống cháy của những loại gỗ này rất mạnh, không thể đốt được trong một chốc lát.

Hơn nữa cổng thành đều khá dày, cho dù có bén lửa, muốn cháy thủng cũng cần thời gian rất dài.

Thời xưa, sau khi cổng thành được làm xong, còn phải trải qua quy trình xử lý chống cháy. Cổng thành sau khi trải qua quy trình xử lý chống cháy, còn phải bọc thêm lớp sắt lá, đóng những cây đinh đồng lớn.

Cổng thành sau khi trải qua quy trình xử lý như vậy, cho dù kẻ địch có chất đầy củi rơm ở vòm cổng thành, trong thời gian ngắn cũng không thể cháy được.

Ngoài ra, việc vận chuyển nguyên liệu để đốt lửa vào trong vòm cổng thành cũng sẽ gây nên tổn thất rất lớn cho phe tấn công và không hề khả thi. Và cho dù có đốt được cổng thành, cũng chưa chắc có thể vào trong được.

Ví dụ như Minh Thành Tổ Chu Đệ không những cho gia cố tường thành Bắc Kinh, còn tăng cường phòng ngự đối với cổng thành, để tránh sự công kích từ xe công thành, trục phá thành, lửa đốt…

Phía sau cổng thành, ông cho lắp đặt thiên cân hạp bằng gỗ cứng có bọc đinh sắt, sắt lá, có thể nâng lên hạ xuống, lợi dụng nguyên lý lăn của máy móc để điều khiển cho thiên cân hạp rơi xuống bất cứ lúc nào.

Cho dù kẻ địch có đốt được cổng thành, cũng không thể đốt được thiên cân hạp, càng không thể tông hỏng thiên cân hạp. Thiên cân hạp có thể gọi là thần khí bảo vệ cổng thành.

Bởi vậy, người xưa thường sử dụng là tông cổng thành, hoặc trèo tường thành, thậm chí đào tường thành để hạ cổng thành.

Năm 1626, Nỗ Nhĩ Cáp Xích dẫn quân tấn công thành Ninh Viễn, tướng lĩnh thủ vệ của quân Minh là Viên Sùng Hoán đã thề sống chết chống giặc.

Trong khi tấn công Ninh Viễn, có một lần đội cảm tử của Hậu Kim lao tới dưới cổng thành Nam, cầm đao rìu đục được hẳn một lỗ hổng lớn trên tường thành, gần như đục thủng được tường thành. Nếu không có Viên Sùng Hoán tiên phong quyết tử đến cùng, suýt nữa quân Hậu Kim đã phá được tường thành.

So với việc phá tường thành, độ khó của việc phá cổng thành chắc chắn sẽ thấp hơn. Nhưng quân Hậu Kim lại để mặc cổng thành "yếu ớt" không phá, cứ đi phá tường thành kiên cố.

Điều này chắc chắn không phải do đầu óc của quân Hậu Kim có vấn đề, mà là cổng thành vô cùng khó tiếp cận, quân Hậu Kim bất đắc sĩ mới phải lựa chọn việc phá tường thành.

Với người xưa, bởi khoa học kỹ thuật không phát triển, điều kiện yếu kém đã hạn chế cách thức phòng ngự của họ. Nhưng người xưa không ngu ngốc, hơn nữa họ còn vô cùng có trí tuệ. Đối với việc phòng thủ thành, họ đã tận dụng mọi cách, giữ được cách thức phòng tự tốt nhất, vững chắc nhất.

Ví dụ, cổng thành thời cổ đại có một đặc điểm, đó là cổng đều phải đẩy vào trong mới có thể mở.

Cách mở cổng như vậy cũng là để phòng ngự sự tràn vào của quân địch tốt hơn. Thử nghĩ xem, nếu như cổng mở bằng cách đẩy ra ngoài, mọi phòng ngự sẽ nằm trong tình trạng bị động bị phơi bày.

Ngày nay ở nông thôn, cánh cổng lớn của rất nhiều nhà cũng đều giữ lại ưu thế phòng ngự của cổng thành thời cổ đại, đẩy vào trong mới có thể mở ra.

Tóm lại, cổng thành chính là trọng điểm phòng thủ của một toà thành, phe thủ thành phải tăng cường tử thủ ở cổng thành chính. Trong chiến tranh thực tế, phe công thành muốn tiếp cận cổng thành chính đều rất khó khăn, huống chi là đốt cổng thành.

Vả lại, cổng thành của phần lớn toà thành đều được bọc sắt, hoặc là bên ngoài có bọc một lớp khung bằng sắt, đốt được là chuyện bất khả thi. Cho dù là một miếng gỗ, muốn châm lửa nó cũng đã rất tốn công. Hơn nữa, có cổng thành thậm chí còn được bố trí tới mấy lớp cửa, cho dù đốt được một lớp, phía sau vẫn còn một lớp nữa.

Năm xưa khi quân Tương tấn công thành Nam Kinh, chủ tướng quân Tương là Tăng Quốc Phiên đã bỏ qua, không tấn công 13 cổng thành Nam Kinh, mà nhờ vào việc đào đường hầm để cho nổ sập một đoạn tường thành mới đánh được vào trong thành. Từ đó có thể thấy sự kiên cố của cổng thành đã vượt qua sự tưởng tượng của chúng ta.

Khánh An

Cùng chuyên mục
XEM