Việt Nam đã sẵn sàng cho sân chơi lớn của khu vực?

18/09/2015 10:49 AM |

AEC sẽ biến ASEAN thành một thị trường chung duy nhất cho cả khu vực. Tại đây sẽ không chỉ tồn tại dòng chảy tự do về hàng hóa mà còn có vốn và các kĩ năng.

Tại Tp. Hồ Chí Minh vừa diễn ra một cuộc gặp gỡ giữa các nhà đồng sáng lập chương trình phát triển game trên Internet. Tại đây họ đã chia sẻ những quan điểm của mình về việc đẩy mạnh thị trường một cách hiệu quả hơn, trước thềm sự kiện gia nhập AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN) TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) của Việt Nam.

Những game hàng đầu của công ty này, chủ yếu được thiết kế bởi đội ngũ trẻ trung bình 22 tuổi, đang sở hữu hơn 2 triệu lượt tải về trên toàn thế giới.

Bên cạnh đó, nền tảng Ticketbox đã và đang xây dựng phần mềm cho phép đặt vé qua mạng cho tất cả các sự kiện từ ca nhạc, xem phim hay ra mắt sản phẩm. Dự án khởi nghiệp này chỉ được bắt đầu với 20 triệu từ một Ủy ban nhân dân địa phương, nhưng hóa ra lại là một sự thành công và giờ đây đang mở rộng ở Thái Lan và Myanmar.

Đối với những người khởi nghiệp trong lĩnh vực mạng lưới công nghệ, những hiệp định thương mại tự do gần như không có ý nghĩa gì mấy với họ. Thị trường của những công ty này là cả thế giới.

Các nhà quan sát cho hay hiện tại ở khu vực kinh doanh tư nhân của Việt Nam gần như chưa sẵn sàng trong việc tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN, điều này được giải thích phần nào khi họ cảm thấy chưa đủ khả năng để nắm bắt cơ hội cạnh tranh một thị trường mới và rộng lớn hơn rất nhiều.

AEC sẽ biến toàn ASEAN thành một thị trường chung duy nhất cho cả khu vực. Tại đây sẽ không chỉ tồn tại dòng chảy tự do về hàng hóa mà còn có vốn và các kĩ năng. Trên trang web của mình, tổ chức này chia sẻ: “Thay vì 10 thị trường phân mảnh như trước đây, ASEAN đang cố gắng tạo ra một thị trường thống nhất, nhằm thu hút được nguồn vốn lớn hơn từ các nhà đầu tư trên khắp thế giới, ít nhất đạt được mục tiêu sắp tới là 600 triệu USD”

AEC và các thỏa thuận thương mại từ Mỹ, cùng với Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được cho là sẽ tạo nhiều cơ hội thúc đẩy nền kinh tế cho Việt Nam sau khi tham gia.

“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu các bộ, ban ngành thiết lập các mục tiêu cũng như tiêu chuẩn về logistics hay thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho AEC” – dẫn lời ông Nguyễn Thanh Bình, giám đốc trung tâm thông tin kinh doanh, thuộc phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI). Một ủy ban điều phối quốc gia cũng đã được thành lập để phụ trách vấn đề này một cách nhanh nhất.

Vào ngày 8/9, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã thông qua việc giảm thiểu thủ tục hành chính nhằm rút ngắn và tiết kiệm thời gian. Điều này cũng giúp đẩy nhanh tiến độ thông quan, giải phóng hàng hóa, tránh tình trạng nguồn hàng bị kẹt lại tại các cảng hoặc cửa khẩu hải quan trong khu vực ASEAN.

Trong một buổi phỏng vấn tại Tp. Hồ Chí Minh, ông Bình cũng phát biểu trước tờ The Straits Times rằng Việt Nam sẽ tuân thủ nghiêm ngặt những quy định cùa AEC, đồng thời khẳng định Việt Nam đang áp dụng khoảng 60% cách thức tính toán theo tiêu chuẩn AEC. Trong đó bao gồm hàng loạt các quy tắc, luật lệ, mức thuế, điều kiện về sức khỏe và chất lượng đạt chuẩn, trải khắp các ban ngành và cơ quan.

Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển kinh tế kể từ khi cơ chế thị trường áp dụng vào năm 1986. Những cải cách mang tính lịch sử này đã giúp chuyển đổi Việt Nam từ một nước nghèo và vừa bị tàn phá bởi chiến tranh, với GDP bình quân đầu người lúc đó vào khoảng dưới 100 USD, thành một nền kinh tế có nhiều tiềm năng với con số hiện nay là 2000 USD. Các ngành nông nghiệp hay sản xuất đều rất phát triển, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ đang ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế.

Việt Nam hiện tại là nền kinh tế lớn thứ 7 tại ASEAN, trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, Việt Nam xếp thứ 5 với 9 tỷ USD trong năm 2013, đứng sau Thái Lan.

Tổng sản phẩm quốc nội tăng 6,28% trong nửa đầu năm nay, gần gấp đôi con số tại Thái Lan. Một nghiên cứu mới đây còn dự đoán mức tăng trưởng của Việt Nam sẽ vào khoảng 5,3%/năm cho đến năm 2050.

Linh kiện điện tử là mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất từ Việt Nam, với tổng giá trị lên tới 23,6 tỷ USD trong năm ngoái. Tiếp đó là đồ dệt may và hàng may mặc đóng góp 20,95 tỷ USD, rồi đến các mặt hàng điện gia dụng, máy tính và phụ kiện với 11,4 tỷ USD hay giày dép chiếm 10,34 tỷ USD.

Mặc dù nền kinh tế đang tập trung vào lĩnh vực xuất khẩu, nhưng không thể phủ nhận rằng tại Việt Nam vẫn đang tồn tại vấn đề của khu vực các doanh nghiệp tư nhân. Ông Bình cho biết, không phải tất cả các doanh nghiệp đều được hưởng lợi từ AEC và thật khó để có thể phân định rõ ràng những lợi ích và khó khăn trên. VCCI hơn 10,000 thành viên trên khắp cả nước cũng phải thừa nhận rằng, chỉ có một số ngành công nghiệp đặc thù mới có thể AEC như một bước đệm để phát triển mà thôi.

Thực tế cho thấy, các ngành khác trong cơ cấu kinh tế đang phải chịu mối đe dọa từ AEC trong những vấn đề như việc hạ mức rào cản hàng hóa, dịch vụ và thậm chí là nhân lực.

“Chúng tôi thực sự đang rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực, đặc biệt là những nhân lực tốt, được đào tạo chuyên nghiệp trong các dịch vụ đặc thù như ngân hàng hay kế toán.”

Ngoài ra còn một lý do giải thích cho sự khó khăn trên, đó là Việt Nam vốn chỉ quen xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ và châu Âu. Vì vậy sẽ cần rất nhiều thời gian để điều chỉnh sao cho phù hợp với AEC. Giữa các thành viên trong chính AEC cũng tồn tại một khoảng cách về tốc độ và cơ hội thu thập thông tin, nhưng không phải vì vậy mà Việt Nam không cố gắng tìm cách khắc phục.

Ông Jeff McLean, giám đốc điều hành UPS Việt Nam và khu vực Đông Nam Á nhận xét: “Đối với Việt Nam, AEC tạo ra cơ hội thực tế hơn TPP.”

CEO của các doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang tỏ ra tin tưởng về khả năng thúc đẩy kinh tế của Việt Nam khi gia nhập AEC. Có thể hiện tại chúng ta chưa thể hiểu rõ thị trường ASEAN lớn và tiềm năng như thế nào, nhưng tôi tin rằng trong tương lai, Việt Nam có thể tạo ra một chương mới trong lịch sử kinh tế.

Đặc biệt là những sinh viên trẻ tuổi, chắc chắn họ sẽ ấp ủ ước mơ kinh doanh sau khi chứng kiến sự đổi thay và được tận mắt nhìn thấy những cơ hội sau khi đến thăm các nước láng giềng của chúng ta – dẫn lời một CEO.

Thư Anh

Cùng chuyên mục
XEM