Vào TPP: Ngành dệt may Việt Nam sẽ đi về đâu?

01/08/2015 13:15 PM |

Khi cuộc đàm phán TPP sắp về đích, cả doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài đều đang bắt đầu “cuộc chạy đua” rót vốn vào Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế ưu đãi đối với ngành dệt may xuất khẩu từ hiệp định TPP...

Không chỉ được lợi từ những ưu đãi vào thị trường Mỹ, ngành Việt Nam còn có thể nắm bắt cơ hội tiến sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Thuế xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ sẽ giảm từ 17% hiện nay xuống gần như bằng 0.

Đối với hàng dệt may, quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi” được coi là một trong những quy định “nghiêm ngặt” của . Theo quy tắc này, một quốc gia muốn xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ phải đảm bảo yêu cầu có sợi và nguyên liệu dệt may sản xuất ở trong nước hoặc nhập khẩu từ một nước thành viên TPP.

Mặc dù là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng dệt may hàng đầu thế giới, song Việt Nam vẫn nhập khẩu khoảng 88% nguyên phụ liệu dệt may từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Các nhà máy sản xuất tại Việt Nam chỉ phụ trách cắt và may vải ở giai đoạn cuối cùng.

Nếu hiệp định TPP kết thúc đàm phán và đi đến ký kết có nghĩa là các nhà xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sẽ không được sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước ngoài TPP nếu họ muốn hưởng lợi mức thuế thấp khi gia nhập TPP.

Việc tuân thủ theo quy tắc xuất xứ của TPP sẽ trở thành một mối lo ngại khá lớn đối với ngành công nghiệp dệt may Việt Nam. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đầu tư nguồn vốn và công nghệ để có thể sản xuất nguyên phụ liệu dệt may trong nước.

Các nhà đàm phán TPP của Việt Nam đã nỗ lực thảo luận điều khoản về quy tắc xuất xứ “cắt” và “may”, cho thấy quy định này chỉ yêu cầu quá trình cắt và may diễn ra tại một nước thành viên TPP.

Mới đây, Tập đoàn dệt may Việt Nam – Vinatex đã ký một thỏa thuận hợp tác với công ty Itochu của Nhật Bản để đầu tư vào một số dự án trong lĩnh vực sản xuất thuốc nhuộm và nguyên liệu dệt may tại Việt Nam.

Itochu và Vinatex đã duy trì mối quan hệ hợp tác từ những năm 1990. Tập đoàn này đang nỗ lực đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm dệt may ở châu Á và xây dựng một hệ thống sản xuất trong nước tối ưu. Trong đó, Itochu lựa chọn Việt Nam là điểm đến quan trọng bởi quốc gia này thu hút dòng vốn đầu tư lớn vào dệt may chỉ sau Trung Quốc.

Tập đoàn Itochu kỳ vọng việc hợp tác với Vinatex sẽ tạo ra những cơ hội mới, chẳng hạn như hưởng lợi xuất khẩu từ các hiệp định thương mại tự do (FTA), cũng như việc tạo ra các doanh nghiệp mới .

Trước đó, Vinatex đã công bố kế hoạch đầu tư khoảng 714 triệu USD để nâng cấp và mở rộng chuỗi cung ứng của mình, bao gồm cả hoạt động dệt và nhuộm trong nỗ lực đáp ứng yêu cầu của TPP. Tháng 4/2015, Vinatex đã ký hợp đồng trị giá 12 triệu USD với đối tác Nhật Bản Toms Limited để xây dựng một khu phức hợp dệt-nhuộm-may tại miền Trung Việt Nam.

Toms Limited là một hãng may mặc hàng đầu Nhật Bản, chuyên sản xuất áo T-shirt, Polo-shirt, áo sơ mi và đồng phục. Mạng lưới kinh doanh của công ty này đã được mở rộng trên khắp Nhật Bản, với hệ thống bán lẻ trải dài từ Hokkaido ở phía bắc tới Kyushu ở phía nam.

Theo nhận định của Amcham, với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt trên 20 tỷ USD, kết quả của các cuộc đàm phán TPP đóng vai trò rất quan trọng với ngành dệt may Việt Nam - lĩnh vực đang thu hút tới 2,5 triệu lao động với hơn 6.000 nhà máy.

Theo Nguyệt Quế

Cùng chuyên mục
XEM