Trung Quốc muốn tiếp tục tăng trưởng 6,5 - 7%

05/03/2016 16:41 PM |

Lần đầu tiên trong hơn 2 thập kỷ, Trung Quốc không đưa ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế bằng con số cụ thể. Trong lúc này, nợ của Trung Quốc này đang tăng, thị trường chứng khoán ngập sắc đỏ còn các dòng vốn đang cuồn cuộn chảy ra ngoài.

Năm ngoái, Trung Quốc đề ra mục tiêu tăng 7%. Năm nay, mục tiêu là đưa tỷ lệ này ở trong ngưỡng 6,5%-7%. Chính sách tài khóa chủ động sẽ được tăng cường và tỷ giá đồng nhân dân tệ sẽ cơ bản là ổn định nhưng sẽ linh hoạt hơn.

Việc đặt mục tiêu này gợi nhớ lại năm 1995, khi Trung Quốc đặt ra mục tiêu tăng trưởng 8-9%. Các năm khác luôn luôn là một con số cụ thể.

Trung Quốc đang tăng trưởng chậm nhất trong 25 năm qua nên chính sách tiền tệ phải được sử dụng cẩn thận theo hướng nới lỏng.

Hôm thứ 29/2 vừa qua, Ngân hàng trung ương Trung Quốc cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Hai ngày sau đó, Moody's hạ tín nhiệm của Trung Quốc xuống mức tiêu cực với lý do mức nợ công ngày càng tăng, dự trữ ngoại hối giảm và chưa rõ nước này có cải cách được nền kinh tế hay không.

Theo bà Yao Wei, nhà kinh tế học của Societe Generale SA, việc đặt mục tiêu tăng trưởng khiêm tốn để nền kinh tế không bị "sốc” trong ngắn hạn và cũng cho thấy các nhà làm luật hiểu sự nguy hiểm của việc có quá nhiều nợ công. Chính sách nới lỏng sẽ được sử dụng nhiều hơn, nhưng có lẽ cũng chỉ đủ để tạm thời ngăn chặn việc kinh tế giảm tốc.

Thủ tướng Lý Khắc Cường và Chủ tịch Tập Cận Bình đang tìm cách để thay đổi nền kinh tế từ phụ thuộc vào đầu tư sang hướng đến tiêu dùng và dịch vụ.

Trung Quốc cũng đang nỗ lực để sử dụng việc kích thích tài khóa và tiền tệ nhằm kiềm chế nợ, đóng cửa các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và giảm bớt ô nhiễm. Đồng thời, nước này cũng đang tìm cách tăng cường vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, tích cực đổi mới và thay đổi khuôn khổ tài chính. Trung Quốc sẽ đẩy mạnh tự do hóa lãi suất và tăng cường cải cách ngân hàng nhà nước. Thị trường chứng khoán và trái phiếu cũng sẽ được cải tổ.

Theo Mộc Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM