Tốn nhiều tiền để làm ... người nghèo ở Mỹ

31/01/2014 17:13 PM |

Nghe có vẻ vô lý, nhưng xét theo cách nào đó, nghèo đói còn “đắt đỏ” hơn là không nghèo. Nếu không có bếp, tủ lạnh, bạn phải phụ thuộc vào cửa hàng tiện lợi. Những khoản vay nóng luôn có lãi suất cao hơn.

Cách đây 50 năm, cựu Tổng thống Lyndon B. Johnson đã khởi xướng cho phong trào vốn chưa từng có tiền lệ tại thời điểm đó và cho tới nay người ta vẫn tiếp tục miệt mài đi theo phong trào ấy. Johnson đã phát động Cuộc chiến chống lại nghèo đói, cho rằng vũ khí chủ đạo là “trường học tốt hơn, y tế tốt hơn, nhà ở tốt hơn, đào tạo tốt hơn và cơ hội việc làm tốt hơn”.

Bắt đầu từ năm 1964, chính phủ liên bang Mỹ đã rót ít nhất là một vài nguồn lực theo hướng tập trung vào những người cần nhất. Những chương trình kéo dài như chương trình giáo dục mầm non Head Start, chương trình hỗ trợ pháp lý cho người nghèo Legal Services hay hỗ trợ việc làm Job Corps. Chương trình hỗ trợ y tế Medicaid được thành lập. Những bước tiến trong an sinh xã hội đã đạt được nhiều bước tiến.

Dường như Johnson đã thiết lập quy tắc cho rằng đó là trách nhiệm của chính phủ. Tuy nhiên, chưa bao giờ người ta có đủ tiền cho cuộc chiến chống đói nghèo, và chính Johnson nhận thấy ông bị xao nhãng bởi một cuộc chiến khác – chiến tranh ở Việt Nam. Mặc dù thiếu vốn, cuộc chiến chống đói nghèo vẫn thành công khi khơi gợi nên những phản ứng dữ dội từ giới trí thức và chính trị gia bảo thủ.

Theo quan điểm của họ, các chương trình của chính phủ sẽ không thể giúp người nghèo bởi nghèo đói xuất phát từ tâm lý luẩn quẩn của chính bộ phận này. Đến thời Reagan, đã có hệ tư tưởng cho rằng nghèo đói không chỉ xuất phát từ mức lương thấp hoặc thiếu việc làm và giáo dục mà còn vì thái độ và lối sống của người nghèo. Họ có quá nhiều con và có những cuộc hôn nhân đổ vỡ. Do đó, nếu hết tiền giữa các kỳ lương, họ sẽ không có thức ăn trên bàn và không có ai để đổ tội ngoài chính bản thân họ. 
Những bà mẹ đơn thân nghèo khổ được xác định là mắt xích trong “cái vòng luẩn quẩn của đói nghèo”. Bằng cách ở nhà và nhận trợ cấp, họ trở thành một ví dụ tệ hại trong mắt con trẻ. 

Cải cách hệ thống an sinh xã hội là câu trả lời được đưa ra, với mục đích không chỉ cahasm dứt hỗ trợ tài chính mà còn nhằm chữa tận gốc bệnh đói nghèo. Cựu Tổng thống Bill Clinton đã thông qua dự luật cải cách hệ thống an sinh xã hội đầu tiên, trong đó phân bổ 100 triệu USD cho chương trình đào tạo về sinh sản cho phụ nữ có thu nhập thấp.

Tuy nhiên, cuộc Đại suy thoái lại đem đến một cái nhìn hoàn toàn khác. Chỉ trong vài tháng, hàng triệu người lâm vào cảnh đói nghèo. Họ không chỉ bao gồm những người lao động chân tay mà còn có cả cấp quản lý, luật sư và những ngành nghề vốn thịnh vượng trong quá khứ. Không ai có thể buộc tội họ có lựa chọn tồi hoặc quyết định không đúng đắn về lối sống. Họ là những người có học thức cao, chăm chỉ và đầy tham vọng nhưng đã phải xin trợ cấp thực phẩm. Cuối cùng, người ta thừa nhận rằng nghèo đói không phải là nhân cách xuống dốc hoặc thiếu động lực. Nghèo đói chỉ đơn giản là thiếu tiền. 

Nghe có vẻ vô lý, nhưng theo cách nào đó, nghèo đói còn “đắt đỏ” hơn là không nghèo. Nếu như bạn không thể thuê một căn hộ và mắc kẹt trong những nhà nghỉ với giá cao. Nếu bạn không có bếp, tủ lạnh, bạn phải phụ thuộc vào các cửa hàng tiện lợi. Những khoản vay nóng bao giờ cũng có lãi suất cao hơn.

Hầu hết các ông chủ của công ty tư nhân bắt người lao động làm việc quá sức và thậm chí có thể sa thải họ nếu như họ nghỉ 1 ngày để chăm con ốm. Chiếc xe hơi cũ kỹ và hay hỏng hóc khiến chi phí bất thường liên tục phát sinh và thậm chí còn bị phạt tiền. 

Đã đến lúc nâng cao trách nhiệm của nước Mỹ đối với những người nghèo nhất. Cho đến khi điều đó xảy ra, hãy thức tỉnh trước sự thật là những người phụ nữ dọn dẹp nhà cửa và văn phòng, chuẩn bị và phục vụ các bữa ăn, chăm sóc cho người già – hiện đang kiếm được mức lương không đủ sống – mới là những người hảo tâm nhất trong xã hội Mỹ.


Thu Hương

thuyntt

Cùng chuyên mục
XEM