Thu nhập người Việt đang ở đâu so với thế giới?

05/12/2015 20:00 PM |

5 năm nữa, thu nhập bình quân đầu người Việt Nam sẽ tăng thêm 1.000 USD. Với tốc độ hiện tại, 15 năm nữa thu nhập người Việt sẽ đuổi kịp thu nhập người Indonesia.

Sau giai đoạn 2011-2015 tăng trưởng dưới 6%, kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong 5 năm tới, với mức tăng trung bình 6,5-7%, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết tại Diễn đàn Đối tác phát triển Việt Nam thường niên (VDPF) diễn ra sáng nay, 5/12.

“Giá trị GDP/đầu người cũng sẽ đạt 3.200-3.500 USD vào năm 2020, tăng thêm khoảng 1.000 USD so với hiện nay” – Bộ trưởng Vinh cho biết.

Đây là mức tăng khá mạnh khi GDP/người của Việt Nam năm 2015 dự kiến ở mức hơn 2.200 USD (theo ước tính của Ngân hàng Thế giới – World Bank). Tức trong 5 năm, GDP/người Việt sẽ tăng gấp rưỡi mức hiện tại.

Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), bức tranh GDP/người của một số nước trên thế giới năm 2020 như sau:


(*) Tính toán của cá nhân trong trường hợp tốc độ tăng trưởng GDP/người ở các nước giai đoạn 2015 - 2020 giữ nguyên.
(**) GDP/người của Việt Nam năm 2020 là số liệu cập nhật từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

(*) Tính toán của cá nhân trong trường hợp tốc độ tăng trưởng GDP/người ở các nước giai đoạn 2015 - 2020 giữ nguyên.
(**) GDP/người của Việt Nam năm 2020 là số liệu cập nhật từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Theo tính toán của IMF, trong giai đoạn 2015 – 2020, GDP/người của Việt Nam có mức tăng đáng kể, gấp rưỡi mức tăng của Indonesia.

Cứ đà này, nếu các nước giữ nguyên tốc độ tăng trưởng nói trên thì đến năm 2030, GDP/người của Việt Nam có thể đuổi kịp GDP/người của Indonesia.

“Xét về dài hạn, nhìn ra cả thế giới trong 25 năm gần đây, Việt Nam là nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh thứ 2, chỉ đứng sau Trung Quốc”, bà Victoria Kwakwa – Giám đốc quốc gia World Bank tại Việt Nam cho biết trong một hội thảo mới đây.

Theo số liệu từ World Bank, trong 10 năm trở lại đây, GDP/người của Việt Nam tăng trưởng rất đều đặn. Trong khi đó, chỉ số này tại Thái Lan, đặc biệt tại Indonesia đang có xu hướng tăng trưởng giảm.


GDP/người của một số nước trong 10 năm trở lại đây. Nguồn: World Bank.

GDP/người của một số nước trong 10 năm trở lại đây. Nguồn: World Bank.

Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, GDP/người của Việt Nam còn ở rất rất xa so với mức trung bình của thế giới.

Năm 2014, mức GDP/người trung bình của thế giới là hơn 10.700 USD/người. Chỉ số này ở Việt Nam chỉ ở mức hơn 2.000 USD, tức còn thua tới 8.700 USD so với thế giới.

Để đạt các mục tiêu giai đoạn tới, trong đó có mục tiêu GDP/người, đại diện Chính phủ cho hay Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển kinh tế thị trường, tìm kiếm động lực mới cho phát triển như cải cách thể chế, nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng, trong đó phải tập trung cải cách khu vực doanh nghiệp, tái cơ cấu thị trường tài chính… nhằm tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tự do đầu tư kinh doanh.

Bộ trưởng Vinh cũng cho rằng, Việt Nam là nền kinh tế còn yếu nên cần được hỗ trợ về các nguồn lực, kinh nghiệm cần thiết của các quốc gia, tổ chức trên thế giới để nhanh chóng hòa nhập và phát triển, vượt qua nhiều thách thức như năng suất lao động, cải cách cơ cấu kinh tế, cải cách DNNN, bẫy thu nhập trung bình, cải cách tài chính và ngân hàng…

Bên cạnh những thách thức, Bộ trưởng Vình cũng chia sẻ về thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong 30 năm đổi mới chính là thành công trong việc chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Việt Nam kiên định đi theo nền kinh tế thị trường, khắc phục, hạn chế những cái mà chưa làm được để ai cũng được phát triển bình đẳng.

Bảo Bảo

Cùng chuyên mục
XEM