Tầng lớp trung lưu mới tại Châu Á sẽ góp phần thay đổi thế giới

23/03/2015 18:10 PM |

Mức gia tăng thành phần trung lưu được dự đoán sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững hơn, tái cân đối nhu cầu trong nước với các nền kinh tế châu Á.

Nội dung nổi bật:

- Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD ước tính rằng tầng lớp trung lưu toàn cầu (được định nghĩa là những hộ có mức chi tiêu hàng ngày là  10-100 USD mỗi người, theo sức mua tương đương năm 2005) sẽ tăng lên đến 4,9 tỷ người vào năm 2030, từ mức 1,8 tỷ người năm 2009.

- Mức gia tăng thành phần trung lưu được dự đoán sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững hơn, tái cân đối nhu cầu trong nước với các nền kinh tế châu Á. Sự tăng trưởng thịnh vượng sẽ dẫn đến cải thiện giáo dục và chăm sóc sức khỏe.


Bài viết này thể hiện quan điểm của Giáo sư Kinh tế học Lee Jong-Wha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Á tại Đại học Hàn Quốc.

Theo Giáo sư Lee Jong-Wha, mặc dù kinh tế thế giới thời gian gần đây có nhiều biến động song tầng lớp trung lưu tại châu Á đang ngày một phát triển nhanh chóng. Trong những thập kỷ tới, sự phát triển của phân khúc dân số này sẽ là yếu tố quyết định cho phát triển kinh tế và chính trị trong khu vực, mang lại những tác động đáng kể tới khu vực còn lại của thế giới.

Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu ở châu Á

Được trích dẫn trong bài viết của mình, Giáo sư Lee Jong-Wha chỉ ra rằng Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD ước tính tầng lớp trung lưu toàn cầu (được định nghĩa là những hộ có mức chi tiêu hàng ngày là  10-100 USD mỗi người, theo sức mua tương đương năm 2005) sẽ tăng lên đến 4,9 tỷ người vào năm 2030 từ 1,8 tỷ người năm 2009.

Ước tính hai phần ba tầng lớp trung lưu gia tăng cư trú tại khu vực châu Á, đặc biệt tại Trung Quốc. Nếu Trung Quốc theo đuổi các cải cách cơ cấu và cải tiến công nghệ cần thiết để duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, tầng lớp trung lưu tại đây có thể vượt quá 1 tỷ người vào năm 2030, tăng 157 triệu từ năm 2009.

Góp phần mang lại tăng trưởng kinh tế bền vững

Mức gia tăng thành phần trung lưu này được dự đoán sẽ góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững hơn, tái cân đối nhu cầu trong nước với các nền kinh tế châu Á, đặc biệt là tiêu thụ theo hộ gia đình, góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng của bên ngoài đến nền kinh tế quốc gia. Đây là một sự thay đổi kịp thời phù hợp với khủng hoảng về suy giảm nhu cầu xuất khẩu do cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn còn tồn tại.

Khi nhập khẩu vào khu vực tăng, sự mất cân bằng thương mại toàn cầu sẽ giảm, nâng cao tính bền vững của tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới.

Làm tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, tạo việc làm

Thật vậy, tầng lớp trung lưu đang phát triển của châu Á sẽ góp phần biến đổi một khu vực được xem là một trung tâm sản xuất toàn cầu trở thành một cỗ máy tiêu thụ. Khi nhu cầu tăng lên, việc làm sẽ được tạo ra nhiều hơn về số lượng, tốt hơn về chất lượng ở châu Á và trên toàn cầu, dọc theo chuỗi cung cấp và các mạng lưới sản xuất.

Cải thiện giáo dục và chăm sóc sức khoẻ, bình đẳng giới

Sự tăng trưởng thịnh vượng dẫn đến cải thiện giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Ở Trung Quốc, điều này sẽ mang lại cho một sự thay đổi đáng kể từ các điều kiện hiện hành, trong đó có trẻ em của hộ nghèo. Đặc biệt là ở các khu vực nông thôn, nơi tụt hậu về mặt dinh dưỡng và tỷ lệ nhập học, mặc dù đã có tiến bộ đáng kể trong những thập kỷ gần đây về việc giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh và nâng cao trình độ học vấn.

Cải thiện nhận thức và niềm tin vào quốc gia, tăng cường dân chủ

Được trang bị với giáo dục chất lượng cao, tầng lớp trung lưu đang lên của châu Á sẽ yêu cầu các dịch vụ công cộng có chất lượng cao hơn. Yêu cầu cao hơn về niềm tin vào hệ thống chính trị của đất nước họ và các cấu trúc thể chế, tăng cường cải thiện nhận thức, sẽ giúp tăng cường các quy định của pháp luật. Và sẽ có nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ được học và làm việc, dẫn tới hiện thực hoá mục tiêu bình đẳng giới cao hơn.

Với những lợi ích của việc gia tăng tầng lớp trung lưu, các nước châu Á nên đầu tư vào cải thiện chăm sóc sức khỏe, nâng cấp cơ sở hạ tầng, đầu tư vào các trường đại học, đào tạo kỹ thuật, giải quyết thu nhập và sự chênh lệch về giáo dục. Hơn nữa, mạng lưới an sinh xã hội nên được tạo ra hoặc tăng cường, để giúp bảo vệ cho tầng lớp trung lưu từ các cú sốc tiêu cực và thúc đẩy tăng trưởng tiêu thụ (trong đó tiếp tục bị cản trở bởi tiết kiệm phòng ngừa).

Cuối cùng, chính sách công - nhằm tăng cường các quy định của pháp luật, xúc tiến thương mại, quản lý kinh tế vĩ mô - là rất cần thiết để duy trì tăng trưởng, qua đó đảm bảo sự thăng tiến liên tục của các gia đình có thu nhập thấp. Đó là tính năng động, là chìa khóa để đảm bảo sự ổn định của việc mở rộng tầng lớp trung lưu và tăng trưởng kinh tế.

Lee Jong-Wha là Giáo sư Kinh tế học và Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Á tại Đại học Hàn Quốc, từng là Nhà Kinh tế trưởng và Trưởng Văn phòng Hội nhập Kinh tế khu vực tại Ngân hàng Phát triển châu Á và là một cố vấn cấp cao về các vấn đề Kinh tế Quốc tế cho cựu Tổng thống Lee Myung-Bak của Hàn Quốc.

>> “Chiến tranh tiền tệ” đang gõ cửa châu Á?

Phương Huỳnh

Phương Huỳnh

Cùng chuyên mục
XEM