S&P cán mốc 2.000 điểm: Nên mua, bán, hay không làm gì cả?

26/08/2014 14:19 PM |

Một số nhà đầu tư cho rằng không nên hành động trước những cú chuyển động“zig zag” của thị trường.

Thứ 2 vừa qua, chỉ số S&P 500 lần đầu tiên cán mốc 2000 điểm, vượt qua 2002 điểm trước khi trở lại ngưỡng 2000 trong buổi chiều. Trước tín hiệu này, nhà đầu tư nên mừng hay lo?

Những nhà đầu tư theo đà sẽ phấn khích khi nghe thông tin này, chỉ số tăng gần 3 lần so với thời điểm thấp nhất vào tháng 3/2009. Nhiều nhà đầu tư kiếm bộn tiền trong năm qua nhờ câu nói “xu hướng là bạn”. Chứng khoán có những điểm lùi ở năm 2011 và 2012, nhưng từ năm 2013 có một xu hướng tăng mạnh, và nếu cứ tiếp tục theo đà này thì chỉ số được dự đoán sẽ còn tăng nhiều nữa.

Một số ý kiến trái chiều cho rằng đây là thời điểm bán ra. “Thị trường chứng khoán Mỹ hiện giờ có vẻ rất đắt”, trích lời của một nhà kinh tế đến từ tại đại học Yale, người từng đoạt giải Nobel-Robert Shiller viết trong một bài báo trên New York Times vào ngày 16/8.

Trong khi đó, một khảo sát khác lại cho thấy đại đa số các nhà đầu tư đều không có suy nghĩ giống như hai nhóm kể trên. Thay vào đó, họ chọn giải pháp không hành động trước những cú chuyển động“zig zag” của thị trường.

Brad DeLong, nhà kinh tế học đến từ Đại học California ở Berkeley (Mỹ) thảo ra biểu đồ cho thấy cách nhìn rất khác nhau về thị trường chứng khoán của các nhà đầu tư.

Bảng đầu tiên cho biết tỉ lệ giá thu nhập điều chỉnh theo chu kỳ (chỉ số CAPE), tính toán sự khác biệt giữa giá chứng khoán theo thu nhập của công ty.  Các đường lên và xuống cho thấy những điều chỉnh khi giá chứng khoán cao hơn so với thu nhập.

Nhưng theo bảng thứ 2 - tính toán lợi nhuận tích lũy trong cổ phiếu, cho thấy rằng đây là thời điểm không nên có bất cử hành động nào. Trục tung cho ta thấy tỉ lệ, và có một xu hướng tăng theo đường thẳng mặc dù có những đời điểm chỉ số này giảm nhưng cũng không ngăn được xu hướng mạnh mẽ này.

Theo những báo cáo mới nhất của Bloomberg, việc S&P500 cán mốc 2.000 điểm chịu ảnh hưởng của một số động thái ngắn hạn. Theo đó, chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu là Mario Draghi đã hé lộ rằng sẽ có những gói tiền tệ kích thích tăng trưởng.

Ngoài ra, dấu hiệu của một số thương vụ mua bán sáp nhập, điển hình là thông tin về việc Burger King đang đàm phán để mua lại Tim Hortons và chuyển trụ sở tới Canada.

Đây đều là những dấu hiệu tốt với những người luôn theo sát thị trường tài chính. Tuy nhiên, nếu là một người không có nhu cầu đầu tư nhanh chóng, sự kiện mang tính lịch sử lần này thực sự không khác so với sự kiện Y2K xảy ra 14 năm về trước.

>> S&P chạm ngưỡng 2.000 điểm lần đầu tiên trong lịch sử

T.V

vandoan

Cùng chuyên mục
XEM